ClockThứ Bảy, 16/07/2016 18:16

Người trẻ Huế giờ đã khác...

TTH - Khuyến khích sáng tạo và hỗ trợ các bạn trẻ trên bước đường khởi nghiệp, Dự án “Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Huế” (dự án) đang rất được cộng đồng trẻ Cố đô quan tâm. Chị Nguyễn Thị An Nhàn – Quản lý dự án, đồng sáng lập CoPLUS working Spaces chia sẻ:

Dự án “Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Huế” nghe tên là đã thấy mới rồi (cười). Nhưng mừng là sau khi nghe trình bày về quy mô, hướng đi, mục đích… lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế… rất ủng hộ và tạo mọi điều kiện để dự án được triển khai thuận lợi. Và đó cũng là cách để giữ chân người tài ở lại Huế.

Chị Nguyễn Thị An Nhàn. Ảnh: Nguyễn Quân

Chị nhắc đến “cái mới”, vậy “mới” trong câu chuyện này là gì?

Dự án nhằm đem đến cho các bạn trẻ (cá nhân, nhóm hoặc nhiều nhóm) cơ hội lập nghiệp thông qua một không gian làm việc chung với tên gọi CoPLUS working space.

Cũng từ không gian này, họ có thể tạo dựng mối quan hệ, và đó là cơ hội để trao đổi, hợp tác, chia sẻ ý tưởng nhằm tìm ra hướng đi “sáng” nhất trên con đường khởi nghiệp của chính mình. Hay nói cách khác, họ sẽ được lắng nghe, được chia sẻ và đồng hành để từ đó tự tin trong lập nghiệp. Tôi nghĩ, đây là điều rất quan trọng với những người trẻ, kiểu như thấy được bản thân được quan tâm và tôn trọng.

Chị có thể chia sẻ về hiệu quả những mô hình tương tự này ở Việt Nam

Ở Huế thì chưa thật sự rõ ràng nhưng hiện ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Tiền Giang có không ít cá nhân, nhóm đã và đang cho thấy thành công trên con đường lập nghiệp bằng hình thức này. Điển hình là có một nhóm bạn trẻ ở Tiền Giang đã thành lập công ty HAMONA, chuyên xuất khẩu dừa đi nước ngoài hay ở Đà Nẵng là “Vườn ươm khởi nghiệp”, Tp. Hồ Chí Minh có Công ty FABLAB còn Hà Nội là HATCH… Đây đều là những mô hình được cộng đồng trẻ và chính quyền sở tại đánh giá cao.

Trở lại với cái “mới”, nếu “phân tích” sâu một chút thì nghĩa là người Huế có phần e dè trong việc đón nhận những điều mới lạ, mà cụ thể ở đây là vấn đề khởi nghiệp của các bạn trẻ?

Đúng vậy! Cho tôi nói câu thật lòng, người Huế cái gì cũng có, thậm chí hơn nhiều nơi khác. Từ văn hóa, vị trí địa lý, con người, cơ sở vật chất hạ tầng cho đến thiên nhiên, môi trường… Nhưng sao Huế chưa phát triển bằng một số tỉnh, thành khác. Người Huế thông minh nhưng đa phần, cái thông minh đó chỉ có thể tỏa sáng khi xa quê lập nghiệp. Điều này nói lên cái gì?

Là bảo thủ, ngại va chạm hay môi trường lập nghiệp cho các bạn trẻ chưa được xem trọng? Có thể không hoàn toàn đúng hết nhưng tựu chung, những điều này đang khiến khả năng nhìn nhận cơ hội, khả năng thành công trên con đường lập nghiệp của họ chững lại.

Nhưng đó là chuyện trước kia. Còn bây giờ người Huế đã khác. Sau thời gian tìm hiểu và triển khai dự án, chúng tôi thấy các bạn trẻ Huế đã nhận ra vấn đề. Thậm chí phải nói là họ tự ái. Mà thế cũng đúng. Bởi, muốn tài năng có tài năng, muốn trí tuệ có trí tuệ. Vậy tại sao lại thua?! Tôi là tôi thích cái sự tự ái đó. Thậm chí muốn họ tự ái hơn nữa (cười…). Để làm gì? Để họ phải biết nhanh chóng nắm bắt cơ hội, biết mạnh dạn nêu ra những ý tưởng, những sáng tạo. Từ đó, ngoài bản thân, gia đình, họ sẽ có những đóng góp có ích cho xã hội. Không riêng Huế mà cả nước và thế giới, tương lai, suy cho cùng là thuộc về lớp trẻ.

Mục đích của dự án là tạo ra môi trường làm việc chung, chung từ hệ thống hạ tầng cho đến ý tưởng, sáng tạo để hướng đến thành công trên bước đường khởi nghiệp. Nhưng liệu họ có thực sự sẵn sàng chia sẻ?

Ban đầu, hầu hết các bạn không sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, sáng tạo trong kinh doanh cũng như hướng lập nghiệp của mình. Có thể họ ngại như bản tính vốn dĩ của người Huế. Nhưng cũng có thể các bạn ấy nghĩ tự thực hiện sẽ tốt hơn. Thậm chí không hiếm trường hợp sợ bị đánh cắp ý tưởng từ các thành viên trong nhóm hay các nhóm khác kế bên khi làm việc trong một không gian chung.

Nếu những ý tưởng ban đầu được đem ra cùng mổ xẻ, trao đổi, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều ý kiến tham gia, đóng góp. Từ đó có thể học hỏi những cái hay và hạn chế được rủi ro. Có thể nói, đây là một ví dụ về tồn tại trong khả năng làm việc nhóm của các bạn trẻ Huế.

Đã có những tín hiệu gì để chị có thể tin vào thành công của dự án?

Ví như mới đây là cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo Huế 2016” được phát động với mục tiêu thu hút khoảng 40-50 ý tưởng tham gia cuộc thi này. Đó được xem là cách “cổ vũ, tuyên truyền” cho việc chia sẻ ý tưởng thì sẽ nhận được nhiều hỗ trợ để thuận lợi và thành công trên con đường lập nghiệp chứ không phải theo chiều hướng suy nghĩ ban đầu.

Ngoài ra, trong thời gian tham gia mô hình này, dù chưa lâu nhưng các nhóm trong CoPLUS working space cũng đã nhận thức được vấn đề và tôi tin, họ chính là những ví dụ đáng tin cậy trong những cuộc chuyện trò, trao đổi không chỉ giữa người trẻ với người trẻ đang ấp ủ những ước mơ về tương lai của mình mà còn lan tỏa đến với từng doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Từ những điều này, Huế sẽ có thêm một môi trường kinh tế cởi mở, phát triển với nhiều hơn những doanh nghiệp hiện có cũng như tạo cơ hội để các bạn trẻ hiện thực hóa ước mơ về tương lai ngay ở Huế chứ không phải đi đâu xa.

Ban đầu chị có nói, dự án “Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Huế” rất được chính quyền, các sở, ngành hữu quan ủng hộ. Và đây có phải là cơ sở để những dự án tương tự sẽ được triển khai ở Huế trong tương lai?

Huế là địa phương có rất nhiều thế mạnh. Từ văn hóa, kinh tế, xã hội cho đến con người, nên sắp tới chúng tôi đang dự tính xin phép triển khai thêm một vài dự án. Đối tượng có thể là phụ nữ, có thể là những giá trị văn hóa, hoặc có thể cả hai. Kiểu như, nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ Huế trong kinh doanh hoặc những ý tưởng để phát huy hơn nữa những giá trị trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật… Còn thời gian triển khai chắc cũng gần thôi.

Cám ơn chị về cuộc trò chuyện!

Tham gia dự án, các cá nhân, nhóm hoặc nhiều nhóm còn được hỗ trợ tối đa về các thủ tục liên quan đến hồ sơ, đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp; hỗ trợ về giá cả thuê mặt bằng cùng một số điều kiện làm việc khác trong mục tiêu hướng đến sự linh hoạt và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo ban sơ cho đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp thành công. 

Mục tiêu chung dự án hướng đến là xây dựng tinh thần, văn hóa và năng lực khởi nghiệp trong giới trẻ; tổ chức mạng lưới chuyên gia huấn luyện bao gồm các cố vấn, quỹ phát triển, hỗ trợ đầu tư; cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương cũng như kết nối các “vườn ươm” trong và ngoài nước cho hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó là những“trợ lực” khác trong việc xây dựng mạng lưới liên kết các đơn vị đào tạo, tư vấn… 

VÕ NHÂN (Thực hiện) 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học

Qua gần 1 năm học triển khai đại trà ở cấp tiểu học, giáo dục STEM lôi cuốn sự hứng thú và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Điều này được khẳng định qua các sản phẩm trưng bày tại ngày hội STEM cấp tiểu học lần đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức vào cuối tháng Tư.

Kích thích sáng tạo của học sinh tiểu học
Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Return to top