ClockThứ Sáu, 03/03/2023 21:19
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Cần chú trọng đảm bảo lợi ích của người dân

TTH.VN - Sáng 3/3, Ủy ban MTTQVN TP. Huế tổ chức Hội nghị phản biện - lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), thu hút nhiều ý kiến, tham luận từ các chuyên gia, đại diện tổ chức thành viên và địa phương.

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất bỏ quy định về hộ gia đình để tránh tranh chấpTăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý đất đai, trật tự đô thịGóp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có tiêu chí rõ ràng trong phát triển quỹ đất

leftcenterrightdel
 

Hội nghị thu hút nhiều ý kiến, tham luận từ các đại biểu

Báo cáo đề dẫn tại hội nghị, ông Hoàng Tân Ninh, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Huế nhấn mạnh, việc phản biện, góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ góp phần thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

 Gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Từ góc độ của một nhà nghiên cứu, Nhà giáo ưu tú Trần Đại Vinh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Huế nêu thực trạng việc giải tỏa và quy hoạch đô thị mới ở một số tỉnh thành khiến không ít công trình đình, đền, miếu biến mất. Đây là điều hết sức đáng tiếc khi các công trình này đều có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Soi chiếu với Thừa Thiên Huế, định hướng phát triển của tỉnh luôn đặt mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản lên hàng đầu.

leftcenterrightdel
 

Người dân tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết tại Đình làng Triều Sơn Tây (phường An Hòa)

Thực tế thời gian qua, mục tiêu trên luôn được chính quyền các cấp và người dân đặc biệt chú trọng. Tại TP. Huế, nhiều xã, phường đã bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị cộng đồng của các đình làng thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động phục vụ người dân. 

Đây là điều cần được phát huy, nhân rộng nhưng cũng là vấn đề các cấp chính quyền cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới để phát huy bản sắc văn hóa Huế. Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Nhà giáo ưu tú Trần Đại Vinh kiến nghị phải tính đến việc bảo tồn các di tích cộng đồng có tuổi đời trên 100 năm tuổi. Qua đó, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, để lại dấu ấn cho các thế hệ mai sau.

Hài hòa lợi ích

Quan tâm đến quyền lợi của người dân cũng là vấn đề được đông đảo các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận và góp ý kiến.

Đại diện Hội Nông dân TP. Huế cho rằng, một yếu tố quan trọng để người nông dân phát triển sản xuất là tư liệu sản xuất về đất đai. Quá trình phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để xây dựng khu đô thị là một việc làm rất cần thiết. Việc thu thồi đất đã tác động lớn đến người nông dân, là lực lượng xã hội chịu thiệt thòi nếu phúc lợi tạo ra từ quy hoạch không được bù đắp thỏa đáng cho họ một cách công bằng.

Khi lợi ích giữa Nhà nước, các chủ đầu tư và người nông dân bị thu hồi đất không được phân bổ hợp lý, sẽ dẫn tới phát sinh nhiều khiếu kiện của người dân về tài chính, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hệ quả là gây ảnh hưởng đến nguồn sinh kế và quyền lợi của người nông dân.

leftcenterrightdel

Đại biểu tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 

Hội Nông dân thành phố đề nghị các cấp các ngành chức năng cần phải nghiên cứu để khi lập các dự án phải đề ra những giải pháp có tính khả thi, tránh ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người nông dân; có chính sách đền bù đất tương ứng với thị trường tự do, không để người dân thiệt thòi; có chính sách và đưa dự án về phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao đối với các phường, xã gần trung tâm thành phố, giúp người dân có việc làm ổn định khi đất nông nghiệp được quy hoạch. Đồng thời, khi phát sinh các tình huống ngoài dự tính thì cần chỉ đạo chủ đầu tư tìm mọi biện pháp khắc phục ngay để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, tránh gây bức xúc không đáng có trong nhân dân.

Bảo đảm quyền lợi người dân

 Với vấn đề thu hồi đất và chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư (điều 78, dự thảo Luật Đất đai), đại diện UBND phường Thủy Vân cũng đưa ra nhiều ý kiến xuất phát từ thực tiễn và trực tiếp với người sử dụng đất đai từ cơ sở. Trong đó, các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cần xem xét bổ sung dự án hạ tầng kỹ thuật giao đất cho người bị di chuyển nơi ở; giao đất không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại xã, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Dự án hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất cho đối tượng hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình chính sách đặc biệt khó khăn, không có đất ở…phải bảo đảm hài hòa về đất ở giữa người dân đô thị và nông thôn có quyền được sinh sống và nơi ở mà pháp luật quy định.

Ngoài ra, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải có nguyên tắc hoàn thành hạ tầng khu tái định cư trước khi công bố phương án bồi thường (thực tế cho thấy trường hợp người dân bị ảnh hưởng dự án, được xem xét giao đất tái định cư gặp nhiều bất cập, tạo nhiều bức xúc, ảnh hưởng đến cuộc sống đồng thời ảnh hưởng thực hiện tiến độ dự án).

Cần cụ thể hóa quy định hỗ trợ tái định cư đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ (về diện tích tái định cư, giá trị đất, hạ tầng, vị trí, khoảng cách trung tâm, cự ly tiếp cận các dịch vụ công, các công trình phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục…).

Đại diện UBND phường Thủy Vân cũng nêu ra vướng mắc đang vấp phải trong quá trình định giá, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giá trị tài sản trên đất. Qua đó, đề nghị bổ sung nội dung bồi thường hỗ trợ tài sản nằm ngoài dự án, nhưng do bị ảnh hưởng dự án mà tài sản này phải ngưng hoạt động nên khi thu hồi đất phải đánh giá tài sản ảnh hưởng trực tiếp.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến khác cũng được thảo luận, tập trung vào các nội dung như: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; việc sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận quyền sử dụng đất; nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất cụ thể; chế độ sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; chính sách đất đai đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động…

Ban tổ chức đánh giá cao các ý kiến đã bám sát đúng chủ đề, mang tính phản biện khoa học và tính thực tiễn cao. Các ý kiến tham gia sẽ được Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN TP. Huế tổng hợp để chuyển đến Mặt trận tỉnh và các cơ quan có liên quan đúng thời quy định; góp phần hoàn thiện các nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

MINH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu ứng qua các phong trào

Với mục tiêu xây dựng thành phố “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, “Thành phố không ma túy, trộm cướp, trẻ em thất học”, Thành ủy Huế đã và đang triển khai có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và tạo diện mạo đô thị Huế ngày càng khởi sắc, sáng - xanh - sạch - đẹp.

Hiệu ứng qua các phong trào
Thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Sáng 29/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức quán triệt tuyên truyền Nghị quyết (NQ)43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chương trình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh năm 2024 ​

Thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Bàn giao Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Ngày 24/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao Nhà Đại đoàn kết tặng gia đình bà Lê Thị Đí, thôn Vân Quật Thượng, xã Hương Phong, TP. Huế và hộ ông Nguyễn Văn Mùi, tổ dân phố (TDP) Liễu Nam, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà.

Bàn giao Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo
Return to top