ClockThứ Bảy, 29/08/2020 15:45

Nơi căn cứ lõm vùng sâu

TTH - Địa bàn khu III bên kia đầm Cầu Hai của huyện Phú Lộc được biết đến là căn cứ lõm vùng sâu, như chiến khu kháng chiến ở vùng núi. Từng là căn cứ kháng chiến của tỉnh và huyện, người dân các xã khu III đang phát huy truyền thống cách mạng vào công cuộc dựng xây quê hương.

70 năm Chiến khu Hòa MỹThăm lại “căn cứ lõm” Phong Bình

Giao thông đến các xã khu III Phú Lộc được đầu tư khang trang

Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc, ông Lê Văn Thông mở đầu câu chuyện: Thời kỳ tháng 8/1945, cả huyện Phú Lộc chia làm 3 khu vực, được gọi là khu I, khu II và khu III, tương đương với 3 tổng trong huyện trước kia. Địa bàn khu III bên kia đầm Cầu Hai gồm có các xã Đại Hiền (nay là Vinh Hiền); Đại Lộc (Vinh Hưng); Đại Lợi (Vinh Mỹ); Đại Đồng (Vinh Giang) và Đại Hải (Vinh Hải) - 2 xã này nay đã sáp nhập thành xã Giang Hải.

Vùng khu III Phú Lộc là địa bàn có hệ thống đường thuỷ và đường bộ rất thuận lợi, tạo nhiều tuyến huyết mạch giao lưu với bên ngoài. Chính từ vị trí chiến lược đó, trong suốt những năm kháng chiến, thực dân Pháp đã đổ vào đây một lực lượng lớn quân đội, đóng đồn bốt dày đặc để khống chế, đàn áp phong trào đấu tranh của Nhân dân.

Đầu năm 1947, sau khi mặt trận vỡ, vùng đất Vinh Hưng trở thành nơi bám trụ của cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ đảng viên thuộc Chi bộ Diêm Trường - Phụng Chánh, chi bộ Đảng đầu tiên của xã Vinh Hưng.

Đến mùa hè năm 1947, nhiều cán bộ, đảng viên và chiến sĩ đã trở về bám cơ sở, xây dựng lại phong trào cách mạng và phát triển rộng khắp các xã khu III.

Xã Giang Hải ngày nay là nơi vùng nôi cách mạng thuộc khu III của Phú Lộc. Trong kháng chiến chống Pháp, người dân nơi đây đã bám đất, bám làng phục vụ cách mạng. Phong trào toàn dân kháng chiến ngày càng phát triển mạnh mẽ ở khắp các thôn, làng, đã thúc đẩy công tác địch vận, binh vận sôi nổi trong toàn vùng.

Trên đường dẫn khách đi thăm các địa điểm căn cứ cách mạng của huyện Phú Lộc trong kháng chiến ở địa phương, ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Giang Hải giới thiệu: Trong kháng chiến chống Pháp, đây là nơi ghi dấu nhiều phong trào đấu tranh mãnh liệt, cũng là nơi đầu tiên trong khu III đào hầm bí mật để bảo vệ cán bộ hoạt động.

Dừng chân trên con đường liên thôn Nghi Xuân, ông Nguyễn Hữu thông tin: Những năm 1947-1948, người dân ở đây đã đào hàng trăm hầm bí mật kiên cố. Nhờ hệ thống hầm này, một số cán bộ lãnh đạo tỉnh và huyện thời kỳ đó đã bám trụ trực tiếp, chỉ đạo phong trào ở khu III và toàn huyện Phú Lộc. Đảng viên, cán bộ xã nhanh chóng phát triển các tổ chức quần chúng cứu quốc như Thanh niên, phụ nữ, nông hội, hội phụ lão... Phong trào kháng chiến toàn dân lúc này rất sục sôi.

Ông Trần Viết Giáo, 65 tuổi, đảng viên lâu năm ở thôn Nghi Xuân, xã Giang Hải cho biết thêm, tháng 8/1948, khu III Phú Lộc trở thành căn cứ lõm ở vùng sâu như chiến khu kháng chiến ở vùng núi. Trở thành căn cứ cách mạng, khu III đẩy mạnh công cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trở thành nơi đào tạo cán bộ, huấn luyện bộ đội, du kích; lại có cả trường học dạy văn hóa, chính trị cho cán bộ, bộ đội, có bệnh viện, nhà điều dưỡng cho thương binh. Từ đây, Huyện ủy có điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo và huy động lực lượng toàn dân vào cuộc kháng chiến.

Giữ vai trò trọng yếu của phong trào cách mạng Phú Lộc, khu III là nơi có nhiều cơ quan của tỉnh và huyện đóng trụ sở trong kháng chiến. Trải qua suốt 9 năm kháng chiến gian khổ, các bộ, đảng viên và người dân nơi đây đã kiên cường bám đất, bám làng, chấp nhận hy sinh để xây dựng cơ sở kháng chiến, củng cố chính quyền và các đoàn thể tổ chức chiến đấu, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

Chủ tịch UBND xã Giang Hải thông tin thêm, cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp từ 26% năm 2015 lên 32,3% năm 2020, dịch vụ tăng từ 21% lên 24,4%. Nhân dân đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhất là nghề may gia công đang phát triển mạnh. Tại địa phương đã có 122 hộ giàu lên từ các mô hình sản xuất kinh doanh. Xã lồng nghép vốn của các dự án tạo điều kiện khuyến khích những ngành nghề phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút nhiều lao động. Đồng thời, từng bước chuyển đổi phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX theo hướng mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ để HTX thực hiện chức năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm các ngành nghề TTCN.

Cùng với Giang Hải, các xã thuộc khu III Phú Lộc đang nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, điển hình như xã Vinh Hưng đã cán đích NTM hơn 4 năm nay, địa phương đang tiếp tục xây dựng xã NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu.

Bí thư Đảng ủy xã Vinh Hưng, Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, mặt trận và các đoàn thể của xã tích cực vận động Nhân dân phát triển kinh tế để nâng cao tiêu chí thu nhập. Qua đó, xã đã có nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đến nay đạt 40,13 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,86%.

Đến nay, toàn xã đã thực hiện được 11,61km đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù với tổng kinh phí 8,5 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp 4,9 tỷ đồng.

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc, phát huy truyền thống cách mạng, các phong trào “Hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu” của Hội Nông dân; phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Ánh sáng đường quê”; phong trào “Cựu chiến binh vận động hội viên hiến đất làm đường giao thông, trường học, nhà văn hóa”…

Ở các xã khu III đã huy động được sức dân phát triển nhiều mô hình kinh tế, đóng góp tiền của và ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhiều công trình công cộng trên địa bàn; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đất khu III phát triển.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 100 học sinh vượt khó ở huyện Phú Lộc được trao học bổng

Ngày 11/10, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Lộc tổ chức trao tặng học bổng đợt 2 cho các em học sinh vượt khó trên địa bàn huyện, do tổ chức Zhi Shan Foundation tài trợ.

Gần 100 học sinh vượt khó ở huyện Phú Lộc được trao học bổng
Đầm Cầu Hai

“Rất khó để lột tả hết vẻ đẹp của đầm Cầu Hai. Có thể nói đây như là một vật báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất Huế. Đây cũng là nơi mà ai đã đến thì cũng không muốn về…” – Đó là những lời “có cánh” của trang elephant travel (Công ty Du lịch Con Voi) dành cho đầm Cầu Hai, một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc địa phận huyện Phú Lộc, cách TP. Huế khoảng 40km.

Đầm Cầu Hai
Phú Lộc:
Ấm áp chương trình “Bữa cơm công đoàn”

Trưa 16/8, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Phú Lộc phối hợp với Công đoàn cơ sở và Ban Giám đốc Công ty cổ phần One One miền Trung tổ chức “Bữa cơm công đoàn” cho 150 đoàn viên công đoàn là lãnh đạo, nhân viên và công nhân của công ty.

Ấm áp chương trình “Bữa cơm công đoàn”

TIN MỚI

Return to top