ClockThứ Hai, 07/12/2015 08:51

Nỗi lòng của tiểu thương

TTH - Vụ việc tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu phản đối di dời đến chợ mới trong tuần qua, đã được lãnh đạo UBND TP Huế đối thoại, tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc và đến nay cơ bản đã nhận được sự đồng tình cao của tiểu thương. Vấn đề một lần nữa cho thấy, việc quy hoạch, xây dựng chợ cũng như những cam kết của chủ đầu tư phù hợp với nguyện vọng của tiểu thương là hết sức cần thiết.

Tình trạng chợ xây dựng xong rồi bỏ hoang do tiểu thương không chịu chuyển đến đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương trong cả nước. Nguyên nhân tập trung chủ yếu là do vị trí chợ mới không thuận tiện cho việc buôn bán hay giá thuê lô quá cao… Song, điều có lẽ làm tiểu thương lo lắng hơn cả là nguy cơ mất lô sau khi hết hạn hợp đồng, bởi mọi quyền hạn đều nằm trong tay chủ đầu tư, đơn vị bỏ tiền ra xây dựng chợ.

Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán và dịch vụ, đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhiều tiểu thương coi chợ như nhà của mình, đó là nguồn thu nhập chính cho gia đình. Do vậy, phần lớn các hộ kinh doanh đều đầu tư vào lô hàng rất lớn lên cả hàng tỷ đồng. Nếu khi hết hạn hợp đồng mà không đấu trúng lại được thì họ phải làm sao? Đó là chưa kể nhà đầu tư tùy tiện tăng giá thuê lô lên cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh…
Có thể khẳng định, chủ trương xây dựng chợ mới thay chợ cũ là hoàn toàn đúng đắn. Chợ mới với thiết bị phòng cháy chữa cháy và nhiều phương tiện phụ trợ khác an toàn hơn chợ cũ. Chợ mới góp phần làm cho bộ mặt đô thị thêm khang trang, an ninh trật tự được đảm bảo. Vụ cháy chợ Tứ Hạ vào đêm 16/9 vừa qua là một cảnh báo lớn đối với những ngôi chợ cũ, khi thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện, cũng như công tác bảo vệ không đảm bảo. Mà một khi đã xảy ra sự cố thì thiệt hại lớn trước hết là tiểu thương.
Trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế, việc kêu gọi nhà đầu tư xây dựng chợ là giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần có cam kết rõ ràng phù hợp với quy luật kinh doanh buôn bán của tiểu thương. Đó là sự kế thừa liên tục trong nhiều năm, được quyền sang nhượng khi không còn kinh doanh buôn bán nữa. Mặt khác, cần có quy định về mức giá trần trong hợp đồng thuê lô một cách hợp lý, để trong quá trình khai thác, nhà đầu tư không tùy tiện tăng giá, gây khó khăn cho tiểu thương…
Những vấn đề trên nếu được triển khai ngay từ khi bắt tay vào thực hiện dự án xây dựng chợ Phú Hậu thì đã không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Âu cũng là bài học cho các công trình chợ tiếp theo!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thầy giáo mê số vietlott & cái kết buồn

Với mong muốn có thể đổi đời bằng trúng xổ số điện toán (vietlott), từ một thầy giáo chân chất, Lê Phương Nam (SN 1982, trú xã Vinh Hưng, Phú Lộc) nguyên là giáo viên một trường tiểu học đã lao vào chơi số vietlott như con thiêu thân. Khi thiếu tiền túng quẫn, Nam đã lừa đảo xin việc của 9 người với số tiền gần 2,3 tỷ đồng để nướng vào vietlott.

Thầy giáo mê số vietlott  cái kết buồn
Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra gần đây ở một số nhà máy sản xuất ngoại tỉnh cho thấy, chỉ cần một sự bất cẩn nhỏ, chủ quan và thiếu trang bị kiến thức, phương tiện, quy trình phòng bị về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là tính mạng người lao động rất dễ bị đe dọa.

Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động
Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ

70 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Chí Bình vẫn nhớ như in “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”.

Người lính công binh và ký ức Điện Biên Phủ
Return to top