ClockThứ Bảy, 17/10/2020 11:49

Bộ Công Thương mạnh tay dẹp nạn vay tiền online biến tướng

Trong Quý III/2020, tỷ lệ khiếu nại, phản ánh về giao dịch cho vay trực tuyến chỉ chiếm 12% trong tổng số khiếu nại, phản ánh.

Mỹ xem xét tạo hành lang đi lại an toàn giữa New York và LondonChung sức với tỉnh để phục hồi ngành du lịchKhẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tưTổng thống Mỹ gia hạn bảo vệ tiền lương để trợ giúp doanh nghiệpCho vay nặng lãi... lỗ nặngCó đáng để chúng ta làm vậy

Nhiều app cho vay biến tướng, trở thành một dạng của tín dụng đen, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự

Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của các công ty tài chính, thị trường tài chính Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình cho vay trực tuyến cung cấp các khoản vay nhỏ với thời gian và thủ tục giải ngân nhanh, gọn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người dân. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm và thế mạnh, các giao dịch trong lĩnh vực cho vay trực tuyến đã phát sinh một số vấn đề, trong đó, có khía cạnh liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong giai đoạn 2019 -2020, theo ghi nhận tại Bộ Công Thương, tỷ lệ khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến giao dịch cho vay trực tuyến chiếm từ 15 – 20% tỷ lệ phản ánh, khiếu nại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Phần lớn nội dung phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các hành vi cung cấp thông tin về dịch vụ không chính xác, không đầy đủ, gây nhầm lẫn, hiểu nhầm cho người tiêu dùng; Lãi suất, phí vay cao.

Đặc biệt, hình thức nhắc nợ, đòi nợ kèm theo quấy rối, đe dọa, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của người tiêu dùng, thậm chí, có hiện tượng quấy rối, đe dọa người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người tiêu dùng để gây áp lực thu hồi nợ. Một số vụ việc có dấu hiệu liên quan đến hoạt động đòi nợ biến tướng, có dấu hiệu của hoạt động “xã hội đen”.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trước thực trạng phát sinh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã kịp thời, nhanh chóng hỗ trợ giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

“Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương phối hợp với công ty liên quan để xác minh, hỗ trợ giải quyết vụ việc. Qua đó, phần lớn khiếu nại đều được giải quyết trên cơ sở công ty và người tiêu dùng đạt được phương án giải quyết thống nhất”, đại diện Bộ Công Thương khẳng định.

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, để hạn chế các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, Bộ đã chủ động đăng tải các nội dung lưu ý, cảnh báo, khuyến cáo người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến.

Trên cơ sở dữ liệu khiếu nại, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương thường xuyên tổng hợp và phát hành các tin bài để lưu ý người tiêu dùng một số nội dung cần chú ý khi thực hiện giao dịch vay tiền trực tuyến. Cùng với đó, Bộ CôngThương còn chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan để cung cấp, trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện các hoạt động. Đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã được các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương chủ động rà soát, đánh giá.

Trường hợp liên quan đến phạm vi quản lý của cơ quan khác, đơn vị chức năng chủ động gửi thông tin để các đơn vị tổng hợp và nghiên cứu, trong đó, chủ yếu là gửi tới Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, trong khuôn khổ hoạt động có liên quan do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, Bộ Công Thương đều đã cử đại diện tham dự và đóng góp các nội dung chuyên môn.

Đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Ghi nhận trong những tháng gần đây cho thấy, số lượng khiếu nại, phản ánh về các giao dịch trực tuyến tại Bộ Công Thương có xu hướng giảm, cụ thể, trong Quý III/2020, tỷ lệ khiếu nại, phản ánh về giao dịch cho vay trực tuyến chỉ chiếm 12% trong tổng số khiếu nại, phản ánh của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, trước bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu vay tiền của người dân có thể tăng cao và các hoạt động cho vay tiêu dùng còn dư địa phát triển mạnh, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch tài chính, đồng thời, chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành trong việc chia sẻ thông tin và phối hợp thực hiện các hoạt động nhằm hoàn thiện khung chính sách, cơ chế quản lý hoạt động của các mô hình cho vay trực tuyến.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mạnh tay hơn với nạn lô đề

Đánh bạc bằng hình thức ghi lô đề vẫn tồn tại dai dẳng trong đời sống xã hội. Biết vi phạm pháp luật, nhưng cả “chủ” lẫn “con đề” vẫn cứ lao vào như những con thiêu thân...

Mạnh tay hơn với nạn lô đề
Dẹp nạn đua xe trong thanh, thiếu niên

Không ít nhóm thanh, thiếu niên (TTN) ở các vùng quê, vùng ven TP. Huế đã tụ tập, rủ nhau lên phố để đua xe, lạng lách, đánh võng, “làm xiếc” để thể hiện mình với người đi đường. Các lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế và công an các địa phường phối hợp đấu tranh, tấn công mạnh nhằm loại bỏ tình trạng này.

Dẹp nạn đua xe trong thanh, thiếu niên
Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

Huế được biết đến với một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều “con sâu” làm rầu môi trường du lịch. Những vụ việc "chặt chém", "chèo kéo" khách làm du lịch Huế mất điểm trong mắt du khách, dù đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Sự kiên quyết, mạnh tay từ chính quyền địa phương và ngành du lịch thôi là chưa đủ, muốn giữ gìn hình ảnh du lịch Huế, rất cần sự chung tay từ các cấp, ngành, người dân.

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Các gói cước 4G Viettel tại vietteldata.vn
Return to top