ClockChủ Nhật, 02/04/2023 14:47

Trình Quốc hội xem xét tăng thời gian miễn thị thực từ 15 lên 45 ngày

Chính phủ đề xuất đưa chính sách mở rộng cấp thị thực điện tử và nâng thời hạn tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Trung Quốc tiếp tục cấp thị thực cho người nước ngoài bắt đầu từ 15/3

leftcenterrightdel
Chính thức trình Quốc hội chính sách visa mới. Ảnh: Hoàng Triều 

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về đề xuất đưa một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV, diễn ra tháng 5 tới.

Chính phủ đề xuất đưa chính sách mở rộng cấp thị thực điện tử và nâng thời hạn tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Về chính sách cấp thị thực điện tử, Chính phủ đề xuất cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể. Đồng thời, nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.

Chính phủ đề xuất nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.

Ba ngày trước, tại buổi làm việc với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo phải gấp rút giải quyết những vướng mắc về visa cản trở du lịch phát triển, nếu chưa kịp sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì ngay trong kỳ họp tới có thể đề xuất Quốc hội đưa vào nghị quyết.

Việc sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cũng đang được Bộ Công an triển khai song song. Hiện, dự thảo đang được trình Bộ Tư pháp thẩm định.

Theo Bộ Công an, sau khi Chính phủ khôi phục các chính sách xuất nhập cảnh, cho phép mở cửa du lịch từ tháng 3-2022, các hoạt động xuất nhập cảnh đã dần trở lại bình thường, lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong năm 2022 tăng gấp 6,6 lần so với năm 2021 nhưng vẫn thấp so với thời điểm trước dịch, chỉ bằng 32,6% so với năm 2019.

Trong bối cảnh ngành du lịch bị ảnh hưởng sau đại dịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các hiệp hội thương mại, doanh nghiệp nước ngoài, Hội đồng tư vấn lịch...có nhiều kiến nghị cần thông thoáng hơn trong chính sách thị thực của Việt Nam nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách du lịch quốc tế trong thời gian tới.

Chính vì vậy, Bộ Công an cho rằng việc sửa đổi một số quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cứ trú của người nước ngoài tại Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch, chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết.

Theo NLĐ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) và dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tại tổ, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh đến việc cần thể chế hóa bằng luật thẻ căn cước công dân, cả về quy trình quản lý, sử dụng và mẫu mã.

Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông sửa đổi và dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật

Chiều 9/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã có những ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ 4 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và TP. Hải Phòng.

Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật

TIN MỚI

Return to top