ClockThứ Tư, 05/09/2012 14:31

Muốn thành công phải truyền thông trực tiếp...

TTH - Đó là tâm sự của chị Phạm Thị Thanh Lan, cán bộ chuyên trách dân số xã Vinh Thái (Phú Vang) - người đã gắn bó với "nghề dân số" hơn 8 năm nay.

Vinh Thái là xã thuần nông, địa bàn rộng, người dân chủ yếu sống dựa vào cây lúa, chăn nuôi và buôn bán nhỏ lẻ. Toàn xã hiện có 1.316 hộ dân; trong đó có 780 đôi vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Những năm trước đây,Vinh Thái là một trong những địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao bởi tư tưởng muốn sinh nhiều, sinh “có nếp, có tẻ”; mong “đông con là hồng là phúc”… còn ăn sâu vào tiềm thức.

 

Chị Phạm Thị Thanh Lan thường xuyên truyền thông trực tiếp đến mọi đối tượng dân cư ở ven biển, đầm phá...

 

Bước vào nghề, chị Lan luôn trăn trở chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp chỉ đạo kịp thời cho các khu dân cư, nhất là các địa bàn vùng xa, vùng theo đạo mà trước đây chưa quan tâm nhiều đến công tác dân số. Chị Lan là người chủ động bám các chương trình, đề án dân số của tỉnh, huyện triển khai ở địa phương xây dựng các mô hình như: thôn, làng không sinh thứ 3 trở lên; CLB Phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên; phối hợp với ban ngành đoàn thể tổ chức các đợt sinh hoạt định kỳ đưa chính sách dân số đến với mọi người dân... Ngoài những công việc trên, chị là người có nhiều sáng tạo trong vận động truyền thông công tác dân số; đặc biệt đưa công tác truyền thông dân số, tư vấn trực tiếp đến mọi nhà, mọi vùng... Nhờ những việc làm thường xuyên của chị, công tác dân số ở địa phương được chuyển biến qua hàng năm, đạt được những kết quả khích lệ.

 

Chị Lan thực tình, hiện nay, xã Vinh Thái là địa bàn có tỷ lệ sinh và sinh con thứ ba trở lên cao của huyện và tỉnh. Theo kinh nghiệm của chị, muốn người dân chuyển đổi hành vi về sinh đẻ có kế hoạch không cách nào hơn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động mà phải tuyên truyền vận động trực tiếp tại hộ gia đình. Bởi theo chị, có đi sát trực tiếp gặp đối tượng thì mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ, biết họ cần cái gì, vướng mắc cái gì từ đó mình mới đưa ra những giải pháp phù hợp. Để làm được điều đó, chị đã mạnh dạn giao cho đội ngũ cộng tác viên ở 9 thôn trên địa bàn; mỗi người có một danh sách tổng hợp chị em trong độ tuổi sinh đẻ, phân loại trường hợp sinh một con, hai con và ba con; sinh con một bề, nhất là các gia đình sinh con là gái. Từ đó, có cách truyền thông phù hợp cho từng trường hợp. Quá trình truyền thông trực tiếp, chị đề nghị và trao đổi với các đồng nghiệp của mình là chú ý đến các biện pháp tránh thai (BPTT) như: BPTT hiện đại, tạm thời, vĩnh viễn, chăm sóc SKSS-KHHGĐ, làm mẹ an toàn…Trong tháng 6 vừa qua, chị mạnh dạn tham mưu cho chính quyền địa phương đưa việc sinh đẻ có kế hoạch vào quy ước, quy chế của làng xã được mọi người đồng tình hưởng ứng.

 

Chị Lan chia sẻ: “Bản thân mình là một cán bộ chuyên trách gắn bó với công tác dân số hơn 8 năm nay. Nếu nghĩ về đồng lương thì không thể theo nghề được mà chủ yếu vì mục đích của cộng đồng, của xã hội”.

 

Anh Nguyễn Văn Vũ - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Phú Vang thừa nhận: “Chị Lan là người của công việc. Sự năng nổ, nhiệt tình và những tư duy sáng tạo trong nghề làm dân số của chị đã thể hiện khi được tín nhiệm giữ chức Đội trưởng Đội tuyên truyền dân số lưu động huyện Phú Vang hơn 3 năm nay. Dù ở mỗi công việc nào, chị cũng làm trôi tròn, hiệu quả. Ngoài nhiệt tình, tâm huyết với công tác chuyên môn, chị Lan còn biết chia sẻ với nhau trong công việc, giúp nhau về kinh tế trong những lúc gặp khó khăn, tạo nên sự gắn bó tình cảm giữa các đồng nghiệp, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ và phát triển kinh tế gia đình.

“Với việc làm trên, nhiều năm nay chị được người dân thương, đồng nghiệp mến và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện về công tác dân số” - anh Vũ nói.

Khánh Quan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Return to top