ClockThứ Bảy, 20/10/2012 06:25

Nữ giới với công tác hội

TTH - Bằng trách nhiệm và lòng tâm huyết, những người làm công tác hội đã cố gắng vận động phụ nữ tham gia các phong trào, hoạt động của hội, xây dựng tổ chức hội xứng đáng là chổ dựa tin cậy cho phụ nữ.

Những người đầu tàu

Phan Thị Phương My đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Thành (Quảng Điền) khi tuổi đời chưa đầy 30. Còn trẻ nên kinh nghiệm trong cuộc sống chưa nhiều, tuy nhiên, bằng sự tìm tòi, học hỏi, chị đã cùng với Ban Thường vụ Hội lãnh đạo phong trào phụ nữ trong xã hoạt động có hiệu quả trên tất cả các mặt. Đáng chú ý là việc tập hợp hội viên, phụ nữ thông qua việc thành lập các CLB gia đình hạnh phúc, không sinh con thứ 3, vận động phụ nữ chuyển đổi vật nuôi, tham gia mô hình trồng rau an toàn... Nhờ vậy, Hội LHPN Quảng Thành luôn được công nhận là lá cờ đầu trong công tác Hội và phong trào phụ nữ của huyện. Bản thân chị My là một trong hai nữ cán bộ Hội của tỉnh được chọn tham dự Hội nghị giao lưu chủ tịch phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc năm 2009. Đầu năm 2012, chị My được tín nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Điền. Được truyền lửa từ người chị đi trước, Nguyễn Thị Dạ Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Thành hiện nay cũng cố gắng học hỏi để đưa phong trào Hội ở xã không ngừng phát triển. Thời gian làm cán bộ hội chỉ khoảng một năm, nhưng cô cán bộ hội tuổi mới 33 này đã thể hiện được sự nhanh nhẹn, xông xáo trong phong trào. Theo tâm sự của chị Thảo, để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao và để khẳng định vai trò, vị trí của mình, chị đã thu xếp công việc và đang theo học lớp cao học quản lý hành chính công.

Cán bộ, phụ nữ đang nghiên cứu sách báo

Rất nhiều cán bộ hội ở TP Huế, các huyện, thị xã cũng rất nhiệt tình với phong trào phụ nữ. Tại TP Huế, một gương mặt quen thuộc được nhiều người biết đến là chị Hoàng Hải Yến, Chủ tịch Hội LHPN phường Vĩnh Ninh. Chị Yến gắn bó với công tác phụ nữ 11 năm nay và là người luôn trăn trở để tổ chức được các hội thi, các chương trình giao lưu, tọa đàm thu hút được hội viên, phụ nữ cùng các thành viên trong các gia đình tham gia. Chị cũng là người năng động trong các hoạt động bề nổi của phường, của Hội LHPN TP. Với một người đầu tàu như vậy, Hội LHPN phường Vĩnh Ninh là một trong những lá cờ đầu trong công tác hội và phong trào phụ nữ của TP. Bản thân chị Yến cũng nhận được hàng chục bằng khen của các cấp hội, UBND tỉnh, các ngành... Trong đó, có 4 bằng khen của Hội LHPN Việt Nam. Không chỉ lo việc nước, chị còn quan tâm đến việc học của con. Cả 2 con chị đều học giỏi và hiện đang là sinh viên của Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Y Dược Huế.

Tại các địa bàn nông thôn, nhiều cán bộ hội vừa tích cực tham gia phong trào vừa thu xếp công việc để tăng gia sản xuất, nhiều cán bộ hội là điển hình tiên tiến trong phong trào sản xuất giỏi. Đối với nữ cán bộ CNVC, vất vả nhiều với công việc chuyên môn, nhưng được cơ quan động viên, nhiều chị sẵn sàng đảm nhận công việc của nữ công. PGS.TS Trương Thị Bích Phượng, giảng viên Khoa Sinh, Trường đại học Khoa học Huế, Trưởng ban Nữ công Đại học Huế tâm sự: “Dù công việc bộn bề nhưng tôi sẽ cố gắng góp sức đưa hoạt động của nữ công đạt hiệu quả. Hơn nữa, tôi cũng muốn có tiếng nói để công tác cán bộ nữ được quan tâm nhiều hơn”. 

Nỗ lực để đáp ứng với yêu cầu mới

Nhìn lại thời gian qua cho thấy, đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở đã đoàn kết, cùng nhau suy nghĩ để triển khai có hiệu quả nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội ở địa phương. Để đảm đương tốt nhiệm vụ, nhiều chị đã không ngừng học tập nâng cao trình độ về nghiệp vụ, lý luận chính trị. Đến nay, 100% cán bộ chủ chốt hội LHPN cấp tỉnh, huyện, thị xã, TP đạt tiêu chuẩn theo quy định; chủ tịch phụ nữ cấp xã, phường dưới 48 tuổi đạt chức danh cán bộ, công chức theo qui định, vượt 10% so với chỉ tiêu. Qua thực tiễn công tác, nhiều cán bộ hội đã trưởng thành, được đề bạt vào các chức vụ cao hơn... Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt tích cực, thì nhìn chung trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ hội vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ CNH-HĐH, còn thiếu chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác hội. Chế độ, chính sách cho cán bộ chi, tổ hội còn thấp, chưa tạo động lực để chị em gắn bó, cống hiến cho phong trào phụ nữ... 

Phụ nữ Quảng Điền tuyên truyền về an toàn thực phẩm

Để tổ chức hội là chỗ dựa vững chắc cho các hội viên, phụ nữ, vai trò của đội ngũ cán bộ hội rất quan trọng. Bởi vậy, theo bà Phan Thị Thanh Hà, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, trong nhiệm kỳ 2011-2016, hội sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng động, đổi mới, nói đi đôi với làm, tâm huyết, nhiệt tình với phong trào phụ nữ và công tác hội để đáp ứng với tình hình mới. Hội cũng sẽ chủ động tham mưu cấp uỷ xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt, cán bộ dự nguồn các cấp hội theo hướng chuẩn và trẻ hoá...

Bên cạnh việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ hội, chúng tôi cũng rất đồng tình với ý kiến phát biểu của bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tại Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2011-2016, đó là “Bản thân đội ngũ cán bộ hội cũng cần có ý thức tự học, tự rèn luyện, nâng cao hơn trách nhiệm, tinh thần tận tụy đối với phụ nữ, công tác phụ nữ; nắm vững chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; sâu sát, gắn bó, lắng nghe, chia sẻ đồng cảm với chị em để trở thành cầu nối thực sự giữa chị em với Đảng, chính quyền; vận động, giải thích, thuyết phục để chị em hiểu, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân...”

Thùy Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Return to top