ClockThứ Tư, 10/01/2018 13:56

Tròn vai

TTH - “Không những năng động, sáng tạo nhằm đưa phong trào phụ nữ địa phương ngày càng đi lên, chị Hải còn vươn lên phát triển kinh tế gia đình để làm gương cho hội viên” - đó là ý kiến nhận xét của chị Nguyễn Thị Búp, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thuỷ Phương (thị xã Hương Thuỷ) về chị Nguyễn Thị Hải, Chi hội trưởng Phụ nữ tổ dân phố 9.

Biểu dương 93 cán bộ nữ công và chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểuThoát nghèo từ vốn vay qua kênh phụ nữVị thế của phụ nữ ngày càng khẳng địnhHỗ trợ phụ nữ giải quyết một số vấn đề xã hộiTôn vinh hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Vườn tiêu của gia đình chị Hải đã cho thu hoạch

Ngôi nhà của chị Hải nằm sâu trong kiệt 109 đường Tôn Thất Sơn, giữa vườn tiêu xanh tốt đã cho thu hoạch. Quá trưa, nhưng chị Hải vẫn bận bịu chuẩn bị thức ăn cho đàn heo. Chị giải thích: “Dịp này hội họp nhiều nên phải tranh thủ thời gian mới tròn được mọi việc”.

Nhớ lại quá trình đến với công tác hội, người phụ nữ suýt soát tuổi 60 kể: "Trước đây, với lợi thế viết chữ đẹp và nhanh nên khi tham gia sinh hoạt phụ nữ, tôi luôn được giao nhiệm vụ ghi biên bản. Mỗi lần lập danh sách hay báo cáo tiền vốn vay cho hội viên hay có việc viết báo cáo tôi cũng được chi hội trưởng phụ nữ nhờ phụ giúp. Chính vì vậy, năm 2003, tôi được chị em phụ nữ tổ 9 tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng".

Dẫu biết đây là công việc “vác tù và”, nhưng chị Hải chưa bao giờ lơi là nhiệm vụ. Ban ngày, chị Hải cùng chồng sản xuất, chăm lo cuộc sống gia đình. Tối đến, cơm nước xong, mọi người nghỉ ngơi cũng là lúc chị bắt đầu công việc của người cán bộ hội. Chị đi khắp tổ, gõ cửa từng nhà, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em để có cách vận động, tập hợp cho hiệu quả. Chị “rỉ tai” truyền đạt những cái hay, cái lợi khi vào hội như: được chia sẻ khó khăn, được nâng cao kiến thức về xã hội, được vay vốn làm ăn... Đối với những gia đình rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”, chị lại tìm cách tỉ tê cả chồng lẫn vợ để giảng hoà cho bằng được. Thời gian rảnh rỗi, chị chịu khó đọc thêm tài liệu sách báo để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công tác hội. Với những nỗ lực đó, sau một năm làm chi hội trưởng phụ nữ, chị Hải vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Quá trình tổ chức sinh hoạt hội, chị Hải luôn cụ thể hóa các phong trào phụ nữ thành những câu chuyện, những tình huống sát sườn, gần gũi với chị em như: Kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả, bí quyết buôn may bán đắt, cách xử lý tình huống khi vợ chồng xảy ra xung đột, chuyện mẹ chồng nàng dâu… Để tạo đà cho hội viên phát triển kinh tế, chị Hải đã đồng hành cùng hội viên bằng cách giới thiệu vốn vay từ các ngân hàng: Chính sách xã hội, Đông Á, Liên Việt. Thông qua Hội LHPN phường, chị xin thêm vốn vay cho hội viên từ dự án Oxfam, Việt – Bỉ...  “Mỗi lần giải ngân cho chị em trong tổ vay vốn tôi như gánh thêm trách nhiệm vào thân, nhưng nếu không chịu khó thì chị em lại không có vốn làm ăn.Vì vậy, sau giải ngân tôi lại phải gần gũi động viên chị em sử dụng tốt nguồn vốn, khéo léo trong chi tiêu và thực hành tiết kiệm để trả gốc lẫn lãi đúng kỳ hạn. Nhờ vậy, từ nhiều năm nay, chi hội tôi không có nợ quá hạn”, chị Hải tự tin chia sẻ.

Có vốn trong tay, nhiều chị đã đầu tư mở rộng các mô hình chăn nuôi thành trang trại. Hiện trong tổ có trên 10 chị trong chuồng lúc nào cũng có từ 50 đến 60 con heo; khoảng 10 chị từ buôn bản nhỏ lẻ nay đã mở được doanh nghiệp, đại lý kinh doanh chổi, tăm hương, mộc mỹ nghệ, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong phường. “Trước đây, do không có vốn nên tôi chỉ nuôi một con bò. Khi được chị Hải vận động vào hội và được vay vốn ưu đãi, tôi đã dần dần gây dựng được đàn bò 15 con. Vợ chồng tôi xây được nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học đàng hoàng cũng nhờ chăn nuôi bò”, chị Dương Thị Ngọc khoe.

Đối với nhiều hoàn cảnh éo le, chị Hải đã chủ động đi từng nhà vận động quyên góp để giúp đỡ. Với những việc làm vì cái chung của mình, chị Hải khéo léo đưa phong trào hội đến ngày càng gần với chị em, số phụ nữ tham gia sinh hoạt hội ngày càng đông, đạt tỷ lệ trên 70%. “Trước đây, mỗi lần tổ chức sinh hoạt phải đi vận động từng người, thì nay tôi chỉ cần gửi giấy mời là các chị chủ động tham gia”, chị Hải tự hào.

Hiện vợ chồng chị Hải đang có vườn tiêu 200 gốc và một trang trại heo gần 100 con, mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình chị gần 100 triệu đồng. Bằng nỗ lực của bản thân, chị Nguyễn Thị Hải đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phụ nữ; là chi hội trưởng tiêu biểu năm 2017 được Hội LHPN tỉnh khen tặng...

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Động lực để phụ nữ vươn lên

Luôn quan tâm hỗ trợ hội viên kịp thời, cùng phương châm “ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phong Sơn, huyện Phong Điền có nhiều cách làm hay, tạo thêm sinh kế giúp hội viên vươn lên.

Động lực để phụ nữ vươn lên
Những “cánh chim” không mỏi

Là những người đứng đầu trong phong trào phụ nữ địa phương ở các xã vùng núi, nơi mà điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống hội viên còn nhiều thiếu thốn, khi gắn bó với công tác Hội, họ luôn trăn trở là phải làm sao cho đời sống của chị em phụ nữ dân tộc vùng cao ngày càng được nâng cao hơn cả về vật chất và tinh thần. Bằng cách xây dựng nhiều phong trào hữu ích để các Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) đã thu hút, gắn kết hội viên (HV) cùng tham gia sinh hoạt Hội.

Những “cánh chim” không mỏi
Return to top