ClockThứ Năm, 20/09/2012 18:38

Vấn đề then chốt hiện nay

TTH - Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã chú trọng triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến công tác cán bộ nữ...

Khẳng định vai trò của phụ nữ

 

“Từ khi thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, thì vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được khẳng định. Thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong tỉnh là 238/1.079 người (chiếm 22,05%); tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp 811/4.552 người (chiếm 17,8%)”, bà Phan Thị Thanh Hà, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết.

 

Đoàn kết vì sự tiến bộ của phụ nữ

 

Kết quả đó thêm một lần nữa khẳng định, nhận thức xã hội về công tác phụ nữ và bình đẳng giới đã có những bước chuyển đáng ghi nhận. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ được đưa vào chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ nữ.

 

Ông Phạm Quốc Dũng, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: “Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, toàn tỉnh hiện có 50% nữ trong tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; trong số đó có 31,4% trình độ sau đại học. Tỉnh cũng đã ban hành quyết định, quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nữ. Kết quả, có 11 cán bộ nữ được đào tạo cao học và đại học; 12 cán bộ được đào tạo chính trị từ trung cấp trở lên; 233 cán bộ hội cơ sở, cán bộ nguồn được đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính – phụ vận, sơ cấp lý luận chính trị; 100 % cán bộ nữ cơ sở đi đào tạo nghiệp vụ công tác hội.

 

Đặc biệt, Hội Nữ trí thức tỉnh được thành lập là điều kiện thuận lợi để tập hợp phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trí thức, nhằm phát hiện những gương mặt tiêu biểu giới thiệu cho tổ chức Đảng xem xét, đề bạt. Trong 5 năm qua, đã đề bạt, bổ nhiệm 21 nữ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; trong đó, có 2 nữ là cán bộ dân tộc thiểu số. Hiện có 155/686 nữ lãnh đạo cấp tỉnh; 83/422 nữ cấp huyện.

 

Hơn 25% cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp

 

Đó là mục tiêu đặt ra trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ đến năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, ngoài sự đổi mới trong lãnh, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, đòi hỏi sự chung sức của các đơn vị, ban, ngành đoàn thể trong toàn tỉnh. Mục tiêu cuối cùng là khơi dậy tinh thần sáng tạo và khả năng đóng góp to lớn của phụ nữ trong nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

 

Từ năm 2007-2012, toàn tỉnh có 434 cán bộ nữ được đào tạo trung cấp lý luận chính trị; 203 cán bộ được đào tạo cử nhân và cao cấp lý luận chính trị - hành chính. Đặc biệt, có 14 thạc sỹ trẻ được đào tạo theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; hàng trăm phụ nữ được bồi dưỡng về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tiếng dân tộc...

“Công tác quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ hợp lý là vấn đề “then chốt” có tính quyết định trước yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay. Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ ĐBQH và HĐND các cấp từ 35 đến 45%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết phải có lãnh đạo nữ”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trần Thanh Bình khẳng định.

 

Muốn vậy, Hội LHPN các cấp cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng sinh hoạt hội. Hội không ngừng cải tiến lề lối, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả, sâu sát cơ sở. Từ đó, đề xuất kịp thời với các cấp ủy Đảng, chính quyền những nguyện vọng chính đáng của phụ nữ; nhất là những vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ và cán bộ nữ của địa phương. Hội tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng động, tâm huyết, nhiệt tình với phụ nữ; chủ động tham mưu cấp ủy xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt, cán bộ dự nguồn trong thời gian tới. Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động trong cán bộ, hội viên về ý thức, trách nhiệm xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nếp sống văn hóa nông thôn mới. Đây là cách để chúng ta làm tốt hơn công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Return to top