ClockThứ Sáu, 03/11/2017 14:04

Thành phố… chật

TTH - Đi trên đường phố bây giờ có cảm giác chật chội hơn trước. Mà nó chật thật chứ không chỉ là cảm giác. Đường phố về cơ bản vẫn vậy, nhưng người và phương tiện lưu thông trên đường nhiều hơn trước. Lại cộng thêm việc thi công các công trình hạ tầng đang triển khai trên nhiều tuyến đường khiến việc lưu thông chậm lại.

Bây giờ, người và phương tiện lưu thông trên đường nhiều hơn trước. Ảnh minh họa:  Đăng Tuyên

Thế là phố chật, người đông.

Nhìn ở mặt tích cực, điều này có thể lấy làm mừng, vì nó cho thấy sức sống của một thành phố đang trong thời kỳ phát triển. Kinh tế phát triển đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Khi người dân nâng cao thu nhập, các loại hình dịch vụ cho các nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Rồi đến lượt mình, tất cả những điều này cộng hưởng, thúc đẩy cho kinh tế tăng trưởng. Tuy chưa nhiều nhưng đã thấy đó đây những dịch vụ cao cấp như lưu trú, ăn uống, may mặc… Nếu sức sản xuất cho thấy sức mạnh của một nền kinh tế thì dịch vụ sẽ cho thấy sự năng động, nhanh nhạy. Mọi thành phố phát triển đều cần sự năng động.

Cũng xin được nói thêm một chút về năng động. Để có sự năng động không phải dễ, một trong những điều kiện quan trọng là phải tạo ra được một môi trường hết sức cởi mở; một môi trường tốt cho những nhân tố mới phát triển… Nghĩa là phải lấy mục tiêu hiệu quả làm đầu, nhất là hiệu quả kinh tế.

Mười năm trước, tốc độ phát triển nhanh hơn bây giờ. Tăng trưởng RGDP (tổng sản phẩm nội địa của địa phương) nhiều năm ở mức hai con số. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng có chậm lại, chừng 8 -9%. Tuy nhiên, vì quy mô nền kinh tế ngày càng lớn nên con số tuyệt đối lớn hơn thời kỳ trước nhiều. Nền tảng phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy phát triển đô thị và các mặt xã hội khác.

Dựa trên nền tảng phát triển kinh tế và đầu tư của toàn xã hội, nhìn ở góc độ phát triển đô thị, chúng ta có thể hình dung chừng mươi năm đến, vùng “lõi” của đô thị Huế có thể sẽ trở nên chật chội hơn so với bây giờ. Đơn giản là nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ của người dân cao hơn; phương tiện giao thông, nhất là ô tô sẽ tăng mạnh. Nếu không tính toán và có cái nhìn dài hơi cho định hướng phát triển đô thị thì “vùng lõi” của đô thị Huế sẽ không tránh khỏi tình trạng kẹt xe.

Việc mở rộng hạ tầng giao thông cho vùng trung tâm là điều không dễ, bởi sẽ phải chi một nguồn kinh phí rất lớn cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, nó sẽ tạo ra những xáo trộn trong đời sống của người dân.

Để giảm áp lực cho vùng trung tâm, cách mà nhiều nhà quy hoạch đô thị hay đề cập là xây dựng các đô thị vệ tinh với hạ tầng và các điều kiện phục vụ cho đời sống dân cư thuận lợi. Từ các đô thị vệ tinh này kết nối với trung tâm bằng một hệ thống giao thông thuận tiện. Việc thời gian qua, đô thị Huế phát triển về phía Đông và phía Nam phần nào cho thấy cho thấy định hướng phát triển đô thị vệ tinh như nêu trên.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, đô thị phát triển vẫn rất chậm. Ngoài những lý do khách quan như ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì có vẻ như các khu đô thị của chúng ta chưa hình thành được các điều kiện phục vụ cho đời sống của người dân một cách thuận tiện. Quan sát một số khu gọi là đô thị mới, chúng ta có thể thấy các nhà đầu tư chỉ tạo hạ tầng giao thông, san lấp mặt bằng rồi bán đất nền. Giả sử như người mua có đến ở thì mọi nhu cầu khác như chợ búa, con cái học hành, vui chơi giải trí... vẫn tập trung về khu trung tâm. Đã vậy, giá đất của các khu đô thị được cho là cao so với thu nhập của phần lớn người dân nên đất ở các khu đô thị mới chỉ phù hợp với người giàu và người có thu nhập cao; những người mua đất để dành như là một khoản đầu tư và những người đầu cơ. Những tại sao giá đất lại cao? Rất có thể nguồn cung đưa ra thị trường ít và có “ý đồ”. Có phải như vậy mà đô thị không thể phát triển nhanh được và áp lực lên vùng trung tâm vẫn không giải tỏa được và ngày càng tăng lên?

Ở đâu cũng vậy, những trung tâm có một lực hút khó cưỡng lại được. Vấn đề là các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tính toán thế nào để từ trung tâm này, nó hình thành một “lực đẩy”, nói cách khác là một sự lan tỏa ra các vùng chung quanh. Vùng trung tâm muốn tránh được áp lực sẽ phụ thuộc vào việc giải bài toán này.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 12/3, HĐND huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 khóa VII, nhiệm kỳ (2021 - 2026) để xem xét, cho ý kiến về chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top