ClockThứ Hai, 21/03/2016 06:53

An toàn để vươn khơi

TTH - Vụ tàu cá mang số hiệu 96046 xã Phú Thuận (Phú Vang) bị tai nạn vào sáng 18/3 đã làm cho nhiều người lo lắng về tính an toàn của một số tàu đánh bắt xa bờ hiện nay.

Vẫn còn “may” với sự cố xảy ra khi tàu đã đánh bắt cá trên đường trở về chỉ còn cách cửa biển chưa tới một hải lý, trùng với thời điểm nhiều tàu cá của địa phương cũng đang trên đường đánh bắt trở về kịp thời ứng cứu; còn nếu đang ở giữa trùng khơi thì hậu quả chắc chắn sẽ nặng nề hơn.

Qua kiểm tra ban đầu cho thấy các bình ga trên tàu vẫn còn nguyên vẹn, riêng 2 trong số 3 bình ắc quy đã bị nổ tung, nên nguyên nhân của vụ nổ bước đầu được cho là nổ bình ắc quy. Được biết, tàu 96046 này mới được cải hoán nhưng không nằm trong dự án nâng cấp, đóng mới tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Song, nguyên nhân gì đi nữa thì an toàn chất lượng của tàu đang có vấn đề, cần rút kinh nghiệm cho những tàu khác.

Trở lại giai đoạn đầu triển khai Nghị định 67, một vấn đề tranh cãi giữa ngư dân và ngành chức năng là nên lắp đặt máy mới hay tận dụng máy cũ trong dự án triển khai đóng mới tàu công suất lớn. Phía ngư dân  cho rằng, sử dụng máy cũ sẽ giảm được chi phí đầu tư từ 1 đến 1,5 tỷ đồng; ngành chức năng cũng có lý khi cho rằng, sử dụng máy cũ chất lượng không đảm bảo; nếu gặp sự cố trên biển thì thiệt hại sẽ rất lớn… Nghị định 89/2015/NĐ-CP đã nới lỏng, theo đó, ngư dân có thể sử dụng máy cũ nhưng phải đảm bảo chất lượng. Vấn đề đặt ra là chất lượng máy cũ đến đâu? Ngoài động cơ còn nhiều thiết bị phụ trợ khác như ắc quy, bình ga cũng cần phải được thẩm định chặt chẽ!

Từ khi có Nghị định 67 và Nghị định 89, hòa chung với cả nước, ngư dân Thừa Thiên Huế có động lực, mua sắm, đầu tư đóng mới hơn 60 tàu, nâng số tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn hiện nay lên hơn 325 chiếc. Hiện vẫn còn rất nhiều dự án mua sắm, đóng mới tàu công suất lớn đang được triển khai. Tuy nhiên, để tàu ngư dân thực sự an toàn, hiệu quả thì cần phải có sự rà soát lại về chất lượng, tính an toàn trên tất cả các tàu hiện nay; kể cả những tàu đóng trước thời điểm Nghị định 67.

Cùng với cơ quan chức năng, hơn ai hết, chủ tàu phải chủ động, phối hợp để nâng cấp, thay thế những thiết bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn. Cần thiết phải sắp xếp, bố trí lại vị trí các thiết bị dễ nổ, dễ cháy trên tàu, phòng nếu lỡ xảy ra sự cố thì vẫn không ảnh hưởng đến tính mạng người đang ở trên tàu. Một khi tàu đảm bảo chất lượng, an toàn thì ngư dân sẽ yên tâm hơn để vươn khơi, bám biển.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Sẵn sàng trong mọi tình huống

Cùng với phường Phú Nhuận, hiện nhiều địa phương trên địa bàn TP. Huế đã thành lập các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và "Điểm chữa cháy công cộng", phát huy tác dụng trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) như Đông Ba, Phú Hội, Phú Thượng, Vĩnh Ninh...

Sẵn sàng trong mọi tình huống
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Return to top