ClockThứ Bảy, 14/11/2020 10:54

Bão số 13 với sức gió giật cấp 17 tiến gần vào đất liền

Hồi 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cách Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế khoảng 390km về phía Đông, cách Quảng Trị khoảng 510km về phía Đông Đông Nam.

Hương Thủy hoàn tất di dời gần 2.000 hộ đến nơi an toànYêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 12h trưa nay 14/11Không chủ quan, mất cảnh giác trước diễn biến phức tạp của bão số 13Buộc Thủy điện Thượng Nhật dừng tích nước để phòng lũHồ thủy điện đang điều tiết nước đảm bảo an toàn vùng hạ du

Vị trí và đường đi của bão số 13

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165 km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế khoảng 190 km về phía Đông, cách Quảng Trị khoảng 300 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 13,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 5-7m, vùng gần tâm bão 9-11m; biển động dữ dội. Trên biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm và Hòn Ngư) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

Từ sáng và trưa nay, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12. Do ảnh hưởng của bão số 13, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250 mm/đợt, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150 mm/đợt.

Thời tiết Hà Nội ngày ít mây, trời nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm trời lạnh. Nhiệt độ từ 20--29 độ C.

Khu vực Bắc Bộ ngày ít mây, trời nắng; đêm có mây, có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Đêm trời rét, riêng vùng đồng Bằng và ven biển Bắc Bộ có mưa rải rác. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm trời lạnh, vùng núi trời rét. Nhiệt độ thấp 16-19 độ C, có nơi dưới 12 độ.

Tại Trung Bộ do ảnh hưởng của bão số 13, trời có mưa to đến rất to; phía Nam có mưa rào rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to và có nơi có dông. Phía Bắc (Đà Nẵng - Quảng Nam) gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng ven biển có nơi cấp 9, giật cấp 10; phía Nam gió tây bắc đến tây cấp 3-4. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Bắc (Thanh Hóa - Nghệ An) có mưa, có nơi mưa vừa; phía Nam có mưa to đến rất to.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía Bắc đêm có mưa rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió tây bắc cấp 2-3. Nhiệt độ từ 19-29 độ C.

Theo baotintuc.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7: Điểm hẹn đảo đá Tây A

Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7 Điểm hẹn đảo đá Tây A
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Return to top