ClockChủ Nhật, 19/06/2022 20:55

Chống nắng, chống luôn san hô

TTH - Dặm một chút son, trước đó là một lớp kem chống nắng mỏng để ra đường – đó là cách mà tôi thường dùng mỗi ngày. Thâm tâm, tôi luôn nghĩ mình là người đơn giản và bằng cách này, có lẽ cũng thuộc dạng thân thiện với môi trường. Vài năm trở lại, đó cũng là hai thứ mà tôi luôn mang theo trong túi xách của mình mỗi ngày.

Phát hiện thêm một loại ô nhiễm nhựa mớiCùng hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa vì "Chỉ một trái đất"

Vài ngày trước, nhiều trang báo mạng đã chuyển đến bạn đọc một thông tin mà có lẽ, không phải ai cũng chú tâm. Đó là việc hàng trăm m2 san hô ở khu vực Hòn Mun (thuộc vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) bị chết hàng loạt. Đồng nghiệp của tôi cho hay, thi thoảng chị vẫn dẫn khách của cơ quan chị đi lặn biển và xem đáy đại dương. “Điều này cũng hơi bất ngờ với em – chị nói – cũng từ hồi có đại dịch đến giờ em chưa trở lại. Cứ ngỡ thời gian vắng khách, san hô đáy biển sẽ lớn và đẹp hơn…”.

Thông tin tổng hợp từ các trang báo cho hay, sự biến đổi của khí hậu, ô nhiễm môi trường, xả thải, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt tự nhiên hay hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên khác là các nguyên nhân chính yếu. Điều này ai cũng có thể suy luận và có ngay câu trả lời. Đây đương nhiên là vấn đề tác động lên môi trường của toàn cầu, trong đó có san hô. Nhưng quả thật, có một điều mà khi đọc nó, tôi nhận ra hình như mình cũng không phải là vô can, cho dù ở cách xa vịnh Nha Trang hàng trăm km. Ngoài chứa các chất như oxybenzone, octinoxate, 4-methylbenzylidene camphor hoặc butylparaben, các nghiên cứu sâu hơn của các nhà khoa học đã chỉ ra chất PFAS – còn được gọi là chất vĩnh hằng, vì chúng mất rất nhiều thời gian để phân hủy có trong kem chống nắng là thông tin từ Tuổi Trẻ Chủ nhật số 22, ngày 12/6. Trong mối quan hệ và tác động như này, kem chống nắng đã tạo ra các “bộ lọc” khoáng chất ở dạng hạt nano. Chúng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô nhanh chóng, phá hoại các loài tảo cộng sinh, cũng như cản trở các giai đoạn phát triển của nhiều loài sinh vật biển.

Thật khó có thể biết làn kem chống nắng mỏng manh mà mọi người dùng hàng ngày, dùng trong các chuyến du lịch đảo có đủ nhiều để tác động đến (gần nhất) rặng san hô ở Hòn Mun như thế nào. Trong một bài viết đăng trên Báo Khánh Hòa, hiện mỗi ngày, bến tàu đón hơn 1.000 du khách/ngày đi các tour đảo, những ngày cuối tuần lượng khách đi tour qua bến từ 1.800 - 2.000 khách/ngày. Cũng không thể biết bao nhiêu % người sử dụng kem chống nắng, nhưng một nghiên cứu từ năm 2015 của Craig Downs – nhà đọc học môi trường cho thấy, oxybenzone đã có thể gây bất lợi ở nồng độ 62 phần ngàn tỷ. Nghĩa là tương đương một giọt nước thả vào 6,5 bể bơi chuẩn Olympic (Tuổi Trẻ Cuối tuần số 22/2022).

Có thể sẽ có người nói rằng, lo chi xa quá vậy, san hô ở Hòn Mun chứ có phải ở mình đâu! Với lại, người ta vẫn bán đầy ra ở các kệ hàng và gian hàng mỹ phẩm ở cửa hàng hay siêu thị kia, cứ có nhu cầu là có hàng hóa thôi! Về phía mình, tôi vẫn thấy có gì điều gì đó không còn ổn nữa, không thân thiện nữa ngay trong cách dùng mỹ phẩm ở dạng tối thiểu như mình.

Nếu không vì những nguy hại với môi trường, chắc người ta sẽ không nghiên cứu và tìm tòi để có những sản phẩm kem chống nắng thân thiện với môi trường như của một vài hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới trong thời gian gần đây. Cũng như cách mà đảo Bonaire ở Caribbean và đảo Hawaii của Mỹ hay Mexico đã cấm sử dụng kem chống nắng ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Gần chúng ta nhất là Thái Lan, cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại kem chống nắng có chứa chất hóa học gây hại đối với loài sinh vật biển này vào đầu tháng 8/2021…

Trên một bình diện tương tác rộng, có lẽ việc sử dụng kem chống nắng chủ yếu là đến từ ý thức. Điều này tưởng dễ, nhưng thực ra là rất khó, vì nhu cầu sử dụng nó vẫn chiếm tỷ lệ cao. Hòn Mun ở vịnh Nha Trang chỉ là một ví dụ đang được nhìn thấy, và chúng ta cũng chưa biết cụ thể còn có những tác dụng phụ nào, không chỉ từ kem chống nắng mà từ các hóa mỹ phẩm khác trong mối quan hệ tương tác với môi trường.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ da như thế nào dưới thời tiết nắng nóng

Mùa hè là thời điểm chúng ta thường phải đối mặt với những thách thức đối với làn da của mình. Ánh nắng mặt trời gay gắt, gió và môi trường nóng khô có thể gây tổn hại cho da của bạn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc da mùa hè để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho làn da của mình qua các khuyến cáo dưới đây:

Bảo vệ da như thế nào dưới thời tiết nắng nóng
Xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm tại KCN Phú Bài

Ngày 9/12, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV đầu tư & phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp (KCN Phú Bài - TX. Hương Thủy) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm tại KCN Phú Bài
Hệ lụy của thời trang nhanh

Thuật ngữ “thời trang nhanh” hay thời trang “mì ăn liền” dùng để chỉ những loại hàng may mặc giá rẻ, sản xuất hàng loạt và nhanh chóng để bắt kịp các xu hướng thời trang mới nhất. Ngày càng có nhiều bạn trẻ sử dụng thời trang nhanh đã gây nên một sức ép lớn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hệ lụy của thời trang nhanh
Sạch sẽ, gọn gàng, chợ sẽ có sức hút

Tuyên truyền vận động là cần thiết và đương nhiên. Tuy nhiên, nếu không kết hợp với chế tài thích đáng, nghiêm túc thì có lẽ vấn nạn rác thải nơi các ngôi chợ sẽ... “muôn đời vẫn thế”.

Sạch sẽ, gọn gàng, chợ sẽ có sức hút
Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn

Những chiếc túi nhựa, hộp xốp, chai nước… (gọi chung là đồ nhựa dùng một lần) là những vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy vậy, chúng lại tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top