ClockThứ Bảy, 18/02/2023 13:30

Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn

TTH - Những chiếc túi nhựa, hộp xốp, chai nước… (gọi chung là đồ nhựa dùng một lần) là những vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy vậy, chúng lại tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Sri Lanka cấm đồ nhựa dùng một lần để cứu loài voiXây dựng, giữ gìn hình ảnh Huế không rác thải nhựaThay đổi nhận thức về rác thải nhựa cho người dân vùng caoĐể trào lưu sống xanh bền vữngHạn chế rác thải nhựa ở thành phố Huế

Các sản phẩm thân thiện với môi trường nên được lựa chọn để thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần. Ảnh: NVCC

Thói quen khó bỏ

Đến những khu chợ như Đông Ba, An Cựu,… không khó bắt gặp hình ảnh những người bán hàng bỏ thực phẩm cho khách vào các túi ni lông: “Những chiếc túi ni lông vừa rẻ, vừa tiện dùng cho cả khách hàng lẫn người bán nên tôi thường sử dụng túi ni lông để bán hàng cho khách. Vả lại, khách đi chợ thường không mang theo túi đựng riêng”, chị N.T.T, tiểu thương tại chợ Đông Ba cho biết.

Chị Phạm Thị Thảo (phường Phước Vĩnh) chia sẻ, chị thường ghé qua chợ để mua thực phẩm sau khi đi làm về vào giờ trưa, nên thường không thể mang túi đựng hay làn đi chợ được: “Mình làm trong giờ hành chính nên chỉ buổi trưa mới rảnh. Nếu cứ mang làn đi chợ theo thì nhiều lúc lại cồng kềnh quá. Nên đành tặc lưỡi dùng túi ni lông vậy. Dù sao cũng tiện lợi cho cả người mua lẫn người bán”, chị Thảo nói.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Thương (Trường đại học (ĐH) Y Dược, Đại học Huế) tại địa bàn TP. Huế năm 2021, 100% người dân có sử dụng đồ nhựa dùng một lần hàng ngày, trong đó túi ni lông chiếm tỷ lệ cao nhất (92,8%). Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 5,3 túi nilon/ngày. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân thiếu hiểu biết trong việc phòng, chống tác hại của đồ nhựa dùng một lần là 64,6%.

Theo PGS. TS. Trần Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế, đây là những con số đáng báo động, cho thấy người dân dù biết vẫn chưa thật sự bận tâm tới những tác hại của các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đến con người và môi trường. “Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Điều này có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng”, PGS. TS. Trần Anh Tuấn phân tích.

Nhiều tín hiệu tích cực

Tuy nhiều người dân vẫn còn thờ ơ trong việc giảm thiểu, giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần nhưng theo tác giả Nguyễn Thị Minh Thương, có tới 58,7% người dân có thói quen tái sử dụng đồ nhựa dùng một lần, chai nhựa là loại được tái sử dụng nhiều nhất (89,6%).

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình, hoạt động góp phần làm giảm rác thải nhựa. Có thể kể đến câu lạc bộ “Sống xanh vì cộng đồng”, mô hình “thôn không rác thải”, các phong trào “Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” do UBND tỉnh phát động. Thông qua những hoạt động này này, người dân được hướng dẫn phân loại, thu gom rác tại nguồn, ứng dụng vi sinh trong xử lý rác hữu cơ tại gia đình, kiểm tra việc triển khai thực hiện sử dụng các thiết bị tại các hộ gia đình,…

Đặc biệt, dự án  “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Huế triển khai lắp đặt 468 thùng phân loại chất thải rắn tại 156 điểm công cộng ở 23 phường, xã trên địa bàn thành phố Huế. Dự án được kỳ vọng đến năm 2024 đưa Huế trở thành Đô thị giảm nhựa tại Việt Nam, với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được đẩy mạnh thu hồi.

“Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những hoạt động cụ thể thực hiện Chỉ thị 09/CT-UBND về tăng cường quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, người dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nhựa sử dụng một lần, rác thải nhựa, để dần dần hình thành thói quen sống xanh, bảo vệ môi trường”, PGS. TS. Trần Anh Tuấn chia sẻ.

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG CẤP CAO TOÀN CẦU LẦN THỨ 4 VỀ AMR:
Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), các sáng kiến về kháng thuốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, khi các bên liên quan nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng cấp cao toàn cầu lần thứ 4 về AMR.

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top