ClockThứ Năm, 15/10/2020 15:06

Hành trình thoát nạn từ Rào Trăng 3 qua lời kể một công nhân

TTH.VN - Anh Nguyễn Đình Cương, 34 tuổi, trú thôn Hiền An 2 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) – một trong những công nhân may mắn thoát chết trong sạt lở kinh hoàng ở thuỷ điện Rào Trăng 3 trong sáng 12/10.

Cố gắng tiếp cận hiện trường Rào Trăng 3 theo đường 71Chạy đua với thời tiết để cứu nạnTiếp cận Thủy điện Rào Trăng 3, đất đá vùi lấp nhiều điểmHướng về phía núiKhẩn trương cứu nạn sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3

Anh Nguyễn Bá Cương (áo xanh) được nhiều người thân, bạn bè đến hỏi thăm sau khi trở về nhà

Sáng 15/10, nhiều người thân đã tìm đến ngôi nhà của anh Cương để động viên và thăm hỏi. Có người ôm anh Cương vừa khóc vừa mừng. Nhiều ngày qua, tất cả đứng ngồi không yên ngóng tin anh Cương khi hay tin vụ tai nạn xảy ra ở thuỷ điện Rào Trăng 3.

Đến thời điểm này, anh vẫn không tin mình vẫn còn sống và trở về nhà. Anh chậm rãi kể lại, đêm 11/10 trời mưa lớn. Vừa ăn cơm ở nhà điều hành cùng một người bạn, sau đó anh ra khu vực lán trại của đội xe để ngủ. Lán trại cách nhà điều hành tầm 300m. Trời vừa qua ngày 12/10 mưa lớn hơn. Không lâu sau có một đồng nghiệp khác chạy từ nhà điều hành tới chỗ anh đang ngủ báo có vụ sạt núi, lấp hết nhà điều hành.

“Nghe tin, mấy anh em chạy đi các lán trại khác để báo tin. Hơn 20 người tìm đến nhà điều hành xem coi ai còn sống không. Sau một hồi chúng tôi tìm kiếm được 7 người và di chuyển ra bãi đất trống. Mọi thứ khi đó tang hoang. Chúng tôi cố dùng đèn từ điện thoại tìm kiếm tiếp nhưng vô vọng”, anh Cương nhớ lại.

Sáng 12/10, nhóm anh Cương và hơn 40 người còn sống di theo đường bộ di chuyển về xã nhưng không đi được do mưa lớn, sạt lở. Nhiều người rã rời một phần vì bị thương, phần còn lại vì đuối sức, phải cầm cự bằng mì tôm sống.

Sáng hôm sau, cả nhóm quay lại nhà điều hành nhưng vẫn không thấy gì ngoài đất đá. Không còn cách nào khác, cả nhóm quyết định đi theo đường rừng về thuỷ điện Rào Trăng 4 báo tin. Tại đây, cả nhóm nhờ điện thoại của một người báo về tỉnh về sự cố. Sau một thời gian cầm cự đợi chờ, đến trưa 14/10 thì được cứu hộ, đưa về Bình Điền theo đường thuỷ.

Ngoài anh Cương, may mắn thoát nạn trong vụ sạt lở còn có hơn 40 công nhân, kỹ sư, chuyên gia, họ cũng đã được chính quyền địa phương đưa từ Thủy điện Rào Trăng 4 về đến Huế. Mọi người được công ty chủ đầu tư công trình hỗ trợ đón xe về quê Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

Ngồi cạnh con trai bằng da bằng thịt, thoát nạn trở về nhưng ông Nguyễn Bá Định (bố anh Cương) nét mặt vẫn chưa hết hoảng sợ, lo lắng. Ông nói, dù trước đó có nghe tin anh Cương an toàn nhưng vẫn không thể tin. Cho đến khi nhận được điện thoại báo con mình đang về Huế mới nhẹ lòng. Tuy nhiên, ông Định bảo rằng, trong đoàn người mất tích ấy vẫn còn người cháu của mình.

Công đoàn thăm, động viên công nhân gặp nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Trần Quang Vinh trao quà hỗ trợ cho công nhân gặp nạn

Sáng 15/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đến thăm, tặng quà hỗ trợ cho 5 công nhân bị tai nạn do sự cố sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) hiện đang điều trị tại Bênh viện Đa khoa Bình Điền.

Đại diện đoàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Trần Quang Vinh đã trao số tiền 2 triệu đồng/ trường hợp do Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao động và LĐLĐ tỉnh hỗ trợ.

Hoạt động nhằm kịp thời động viên tinh thần và hỗ trợ những công nhân gặp nạn vượt qua khó khăn trước mắt, sớm bình phục trở về với gia đình.

Tin, ảnh: Minh Nguyên


P.Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top