ClockThứ Sáu, 29/04/2022 07:19

Những tuyến đường chiến lược

TTH - Với vị trí địa lý đặc biệt, Thừa Thiên Huế là địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, Huế - một trong hai đô thị lớn nhất miền Nam thời bấy giờ; là lá chắn bảo vệ và ngăn chặn sự tiến công, chi viện của quân ta từ hậu phương lớn miền Bắc nên chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết tâm một mất một còn tử thủ.

Đoàn đại biểu tỉnh dâng hương các Nghĩa trang liệt sĩ và thăm gia đình chính sáchNgắm thư pháp của công chúa Mai Am qua trấn phong sơn khắc đầu thế kỷ XXNhớ Trường Sơn mùa xuân đại thắng

Đường Trường Sơn năm xưa. Ảnh: Tư liệu

Phá thế độc đạo

Để cố thủ Huế, chính quyền Sài Gòn đã bố trí lực lượng rất đông. Sau chiến dịch Tây Nguyên, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh phòng thủ thành phố Huế bằng mọi giá: “Bỏ Kon Tum, Plâyku để bảo toàn lực lượng, còn Đà Nẵng - Huế, Quân khu III, IV sẽ giữ đến cùng”. Ngô Quang Trưởng (Tư lệnh Quân đoàn 1) tuyên bố trên Đài phát thanh Huế: “Tôi sẽ chết trên đường phố Huế, Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Cố đô Huế”.

Trước tình hình đó, ta quyết tâm phá thế độc đạo, phát huy sức mạnh, đặc biệt là chuẩn bị chiến trường, làm đường cho xe cơ giới chở bộ đội, lương thực, đạn dược, xe tăng, xe kéo pháo, xe kéo tên lửa cơ động từ phía bắc vào phía nam, từ miền tây tỏa xuống đồng bằng và thành phố.

Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách nữa là thiết lập hành lang từ miền núi về vùng giáp ranh và đồng bằng để vận chuyển lương thực, đạn dược từ căn cứ về vùng sâu chuẩn bị chiến dịch, đã động viên hơn 2.000 dân công, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương.

Cuối năm 1974, ta đã thi công xong 210km đường 74, cùng với đường 71, 72, 73 xây dựng từ những năm trước, tạo thành mạng lưới vận chuyển cơ giới liên hoàn từ Bắc vào Nam. Xe đã thông tuyến Khe Tre, Nam Đông, chúng ta đã mở được 30 trục đường hành lang bí mật và công khai từ tuyến đường Hồ Chí Minh về giáp ranh và đồng bằng tiếp giáp với đường số 1 để tổ chức chia cắt Đà Nẵng - Huế ở đoạn La Sơn, đèo Hải Vân. Nhờ có mạng lưới này, các đơn vị pháo binh, xe tăng, cao xạ, đơn vị chủ lực của quân khu, của tỉnh đã hành quân về đồng bằng, áp sát các mục tiêu của địch.

Tính đến giữa năm 1974, lực lượng vận tải của Đoàn 559 và của Quân khu đã vận chuyển hàng vạn tấn vật chất, lương thực đảm bảo ăn trong vòng 14 tháng, xăng dầu đủ cho các loại xe của Quân khu hoạt động trong năm. Đây là một thành công lớn của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ta. Nhờ những con đường này mà quân ta có thể đưa pháo binh, xe tăng thiết giáp, các đoàn ô tô vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực cùng với những đại quân cơ động tiến về giải phóng Huế.

Dấu tích đường Trường Sơn

Phục vụ cho chiến dịch Xuân 1975, trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn nhiều dấu tích về con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Đó là di tích Ngã ba đường 71 - 14B thuộc xã Hồng Vân, huyện A Lưới, được mở vào cuối năm 1967, đầu năm 1968; đường 71 bắt đầu từ La Num (huyện A Lưới) nối với đường 14B ở km 74 - 75, qua Dốc Chè ở sườn Tây núi Cô Pung xuống Tam Dần đến Hòa Mỹ (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền), có chiều dài hơn 70km, do lực lượng công binh của Đoàn 559 thi công.

Nhận thấy đây là tuyến đường trọng điểm của ta để phát triển lực lượng xuống đồng bằng, đầu năm 1971, Trung đoàn công binh Quân khu Trị - Thiên 414 do đồng chí Nguyễn Hoa - Trung đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy tiến hành mở, hoàn thiện con đường nhằm đưa vật chất, khí tài chi viện cho các huyện Nam Quảng Trị, Bắc Thừa Thiên Huế và lực lượng chủ lực của Trung đoàn 6 đang đóng quân trên địa bàn, đồng thời đưa pháo xuống Tam Dần chi viện cho các đơn vị bộ binh hoạt động.

Trong chiến dịch Xuân 1975, đường 71 phát huy tác dụng mạnh mẽ, là đường tiến quân của các đơn vị phía Bắc Huế như Trung đoàn 4, Tiểu đoàn pháo cao xạ Đại đội 12 tiến đánh giải phóng quận lỵ Phong Điền. Điểm di tích Ngã ba đầu đường 71 – đường 14B, thuộc địa phận xã Hồng Vân, huyện A Lưới, đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 20/5/1991.

Di tích Ngã ba đường 72 – 14B thuộc 3 xã Phú Vinh, Hồng Thượng, Sơn Thủy, huyện A Lưới (có ngã ba đầu đường 72 - đường 14B và địa điểm Bốt Đỏ) nguyên trước đây là con đường mòn có từ thời Pháp, gọi là đường 49 (đường 12) đi từ Huế lên Bình Điền, Tà Lương, Bốt Đỏ, A Lưới.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta chủ trương lợi dụng con đường sẵn có này để phát huy lực lượng, tấn công xuống Huế khi có điều kiện. Di tích Ngã ba đường 72 – 14B được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993.

Di tích Ngã ba Đường 73 – 14B, Hương Lâm: Nguyên trước đây, đường 73 đã có đường mòn. Năm 1972, Quân khu Trị - Thiên quyết định mở con đường này thành đường cơ giới hướng xuống đồng bằng Nam Thừa Thiên. Đường 73 (còn gọi là đường 74A) nối với đường 14B xuống động Tà Lài, gặp đường 74 ở km 24 rồi về Tà Ve, xuống phía Tây khu vực Lương Miêu, Dương Hòa.

Xuân 1975, Khu ủy và Quân khu Trị Thiên Huế đóng cơ quan ở Tam Dần (khu vực đường 71), một bộ phận quân cánh Bắc đóng ở Hòa Mỹ (cuối đường 71), cánh Nam đóng ở Khe Bút (khu vực đường 73). Đường 73 là một trong những đường xuất quân của các đơn vị bộ đội trong chiến dịch Xuân 1975 xuống các huyện phía nam Thừa Thiên Huế. Di tích Ngã ba đường 73 – 14B được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993.

Di tích Ngã ba đường 74 - 14B, Hương Lâm là 1/4 nhánh tiểu mạch về giải phóng đồng bằng Thừa Thiên Huế. Đường 74 nối với đường 14B ở km 116 - 117 phía Nam đồn A Sầu, xuống A Roàng, về Động Do xuống Nam Đông (đoạn này dài 64km). Đường 74 được bắt đầu thi công vào giữa năm 1974, sau sáu tháng thì hoàn thành, lực lượng làm đường gồm toàn bộ Lữ đoàn công binh 219 của Quân đoàn 2 và được tăng cường thêm hai tiểu đoàn công binh Quân khu Trị Thiên Huế do đồng chí Nguyễn Hoa (Lữ đoàn trưởng công binh 219 trực tiếp phụ trách thi công). Mục tiêu của chúng ta khi mở đường 74 nhằm đưa vật chất, phương tiện, khí tài và lực lượng xuống Quốc lộ 1A, chuẩn bị cho hướng tiến công chủ yếu của ta trong chiến dịch Xuân Hè 1975. Do vị trí và tác dụng, tuyến đường này trong ý đồ chiến dịch như mũi dao, thúc vào sườn địch. Đường làm đến đâu, vật chất, binh khí kỹ thuật, xe tăng, pháo 130 ly cũng theo dân lót sẵn chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Xuân Hè năm 1975. Di tích Ngã ba đường 74 – 14B được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993.

Hiện nay, các con đường là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy qua A Lưới dài hơn 100km, có vai trò rất lớn để các địa phương phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, đường Hồ Chí Minh còn phá thế ngõ cụt, đưa huyện A Lưới trở thành cửa ngõ giao thương trên đỉnh Trường Sơn.

LÊ THỊ MAI AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Khấp khởi đến nơi ở mới

Sau nhiều năm thấp thỏm, lo lắng khi phải sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở nằm giữa tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan và Tỉnh lộ 14B, đến nay người dân ở Hương Phú, Khe Tre (Nam Đông) chuẩn bị được di dời đến Khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan.

Khấp khởi đến nơi ở mới
Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp "tinh hoa" của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp tinh hoa của đất nước
Return to top