ClockThứ Sáu, 04/06/2021 14:55

Chủ động ứng phó với thiên tai phức tạp, khó lường

TTH.VN - Sáng 4/6, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 đã diễn ra trong bối cảnh Biển Đông đón cơn bão số đầu tiên (bão số 1) trong năm 2021.

Tất cả công dân đến Thừa Thiên Huế phải được giám sát, khai báo và theo dõiNgười dân cần thường xuyên theo dõi, cập nhật sát thông tin dự báo khí tượng, thủy vănChủ tịch nước: Giảm đến mức thấp nhất rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây raThay đổi càng sớm càng hiệu quảTăng cường cập nhật thông tin về phòng chống thiên taiQuy định 5 cấp độ rủi ro thiên taiVấn nạn rác thải tại bờ biển

Các đại biểu tham dự đầu cầu Thừa Thiên Huế 

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chủ trì hội nghị.

Thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng

Năm 2020, thiên tai diễn ra dồn dập và đặc biệt khốc liệt, vượt mức lịch sử trên nhiều vùng miền cả nước; đã xảy ra 16/22 loại hình thiên tai, trong đó có 14 cơn bão và một ATNĐ; 265 trận dông, lốc sét; 120 trận lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển. Năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về kinh tế trên 39.962 tỷ đồng.

Mặc dù thiên tai năm qua diễn ra nghiêm trọng cùng với diễn biến dịch COVID-19, song công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả đã được Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt, kịp thời và hiệu quả.

Thiệt hại do thiên tai tuy đã giảm thiểu, song vẫn còn lớn kể cả người và tài sản, nhất là thiệt hại về người do sạt lở đất, lũ quét. Công tác ứng phó thiên tai là nhóm nhiệm vụ được quan tâm chỉ đạo sát sao và hiệu quả, song cũng còn bộc lộ một số tồn tại như thông tin dự báo, cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất còn rất khó khăn; công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, chỉ huy cứu nạn từ trung ương đến các địa phương còn thiếu cơ sở dữ liệu, thiếu trang thiết bị chuyên dùng…

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, tình hình thiên tai sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các tháng còn lại của năm 2021 khả năng xuất hiện khoảng 12-14 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông trong đó, có 5-7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Lũ trên các hệ thống sông tiếp tục dự báo diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông; ngập úng tại các thành phố và các khu đô thị.

Hội nghị là dịp để nhìn lại bài học kinh nghiệm, thảo luận về các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới, nhất là rà soát phương án cụ thể để ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Bài học kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế

Cứu hộ cứu nạn tại sự cố sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3

Trong các trận thiên tai khốc liệt năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 41 người chết, 11 người mất tích, thiệt hại 2.273 tỷ đồng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu lượt người dân trên địa bàn.

Là vùng thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, qua công tác thực tiễn về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, tỉnh Thừa Thiên Huế rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Trước hết là sự chủ động phòng ngừa, vào cuộc sớm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản. Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tạo sự chuyển biến trong nhận thức. Thực hiện đúng phương châm “4 tại chỗ” là nhân tố quyết định trong công tác phòng chống thiên tai.

Thừa Thiên Huế, còn vận dụng phương châm “Tự quản tại chỗ”, nhất là trong và sau khi xảy ra thiên tai. Nhờ thực hiện tốt “4 tại chỗ” và “Tự quản tại chỗ” nên nhiều trường hợp phụ nữ mang thai trở dạ trong thời gian bão lụt đã được hỗ trợ y tế kịp thời, giảm nguy cơ tử vong cho sản phụ và trẻ sơ sinh; lương thực thực phẩm được nhân dân chuẩn bị chu đáo; sự cung ứng lương thực kịp thời của các cơ quan, lực lượng nên cả tỉnh không có trường hợp người dân bị thiếu đói, dứt bữa...

Cùng với đó, tỉnh chỉ đạo kích hoạt hệ thống ứng phó khẩn cấp phòng chống đại dịch COVID-19 vào công tác ứng phó thiên tai, cứu hộ cứu nạn; Cung cấp thông tin đường dây nóng 19001075 hỗ trợ ứng phó mưa lũ cho người cộng đồng; đưa ra các quyết định nghiêm cấm người ra đường khi có bão, lũ lớn qua đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chủ động và kịp thời sơ tán di dời dân ra khỏi các vùng nguy hiểm, nhất là khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới phải thực hiện nghiêm túc lệnh “cấm biển”.

Trước, trong, sau mỗi đợt thiên tai, thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn đã được Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp công nghệ, nhắn tin, chuyển email, Facebook, Zalo, Website, ứng dụng Hue-S của Trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh phát các bản tin cảnh báo thiên tai để các địa phương, đơn vị chủ động phòng tránh. 

Lực lượng xung kích tại chỗ phải chủ động ứng phó, hạn chế điều động lực lượng từ cấp tỉnh về hỗ trợ. Các lực lượng này được bố trí tại các khu dân cư, từng hộ gia đình, các vùng xung yếu, điểm nóng để ứng trực, tuần tra, ngăn chặn người dân chủ quan đi lại, đánh bắt thủy sản, vớt củi... khi nước lũ dâng cao nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người trong bão, lũ...

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở biển về lâu dài, UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các địa phương kiểm tra, khảo sát đề xuất phương án xử lý chống sạt lở và lập chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp, nhằm từng bước đầu tư khi có nguồn vốn.

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển
Sau động đất ngày 1/1:
Nhật Bản chạy đua với thời gian để cứu hộ cứu nạn

Ít nhất 30 người đã thiệt mạng sau một trận động đất mạnh tấn công Nhật Bản vào ngày đầu tiên của năm mới. Hiện các đội cứu hộ đang tiếp tục vật lộn để tiếp cận các khu vực bị cô lập, nơi có các tòa nhà bị sập, đường sá bị phá hủy và hàng chục ngàn ngôi nhà bị mất điện.

Nhật Bản chạy đua với thời gian để cứu hộ cứu nạn
Return to top