ClockThứ Hai, 02/08/2021 14:22

“Ai ở đâu ở đấy”

TTH - Ngày 31/7, UBND tỉnh ra thông báo dừng tiếp nhận công dân tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ di chuyển khỏi nơi cư trú sau ngày 31/7, trừ những trường hợp được chính quyền cho phép.

Dừng tiếp nhận công dân các tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Trước đó, ngày 29/7, tại giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trước diễn biến dịch phức tạp, khó lường, cùng với giải pháp an toàn là vắc-xin, cấp bách và ưu tiên hàng đầu để khống chế tốc độ lây lan của dịch chính là thực hiện triệt để giãn cách xã hội. Giãn cách giữa người với người, giữa gia đình với gia đình, giữa thôn bản với thôn bản, giữa xã với xã, giữa huyện với huyện, giữa tỉnh với tỉnh. Việc áp dụng giãn cách xã hội phải đồng bộ, tránh nơi chặt, nơi lỏng, trên tinh thần tuân thủ nguyên tắc “ai ở đâu ở đấy”.

Tại TP. Hồ Chí Minh - tâm điểm dịch của cả nước - việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và tăng cường giờ giới nghiêm, sau 30 ngày, đã có những dấu hiệu tích cực. Dù số ca nhiễm mới giảm chưa ổn định, nhưng phần lớn đều ở các khu cách ly. Từ hiệu quả giãn cách trên tinh thần “ai ở đâu ở đấy”, một vài khu vực tại TP. Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai các “vùng xanh không dịch” - là những khu an toàn, chưa có ca nhiễm hoặc không còn nguy cơ lây nhiễm.

Tại Thừa Thiên Huế, khi dịch xuất hiện tại các địa phương ở Phong Điền, Phú Lộc, việc kịp thời, quyết liệt áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa vùng dịch đã phát huy hiệu quả. Sau 28 ngày giãn cách, ổ dịch mới nhất bùng phát trên địa bàn tỉnh tại xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) đã được khống chế. Ngày 30/7, biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 5 thôn của xã này được dỡ bỏ sau khi dịch được khoanh vùng, dập tắt.

Thực tế cũng cho thấy, từ việc thiếu ý thức chấp hành của người dân; từ một vài lỗ hổng trong khâu kiểm soát dịch; từ năng lực xử lý tình huống của cán bộ quản lý cơ sở tại một số địa phương...trên cả nước, vẫn xảy ra tình trạng chưa tuân thủ nghiêm tinh thần “ai ở đâu ở đấy” khi áp dụng giãn cách. Vẫn còn tình trạng người từ vùng dịch “lọt” qua các chốt kiểm dịch, không khai báo y tế; tổ chức ăn nhậu, tụ họp trong thời gian cách ly tại nhà; không quản lý chặt, để/cho phép người từ vùng dịch, từ khu cách ly di chuyển ra cộng đồng, dẫn đến lây lan dịch bệnh. Ngoài các trường hợp người dân vi phạm được xử lý nghiêm, những ngày gần đây, một số cán bộ vi phạm qui tắc phòng dịch cũng bị kỷ luật, đình chỉ công tác, chủ yếu do không tuân thủ nguyên tắc “ai ở đâu ở đấy” khi quản lý con người trong vùng dịch.

Trong khi COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đáng lo ngại là làn sóng người dân từ các vùng dịch ở các tỉnh phía Nam tự phát di chuyển về quê - chủ yếu đến các tỉnh miền Trung - tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Cùng với hình ảnh dòng người chen chúc, khổ sở, chật vật rời các tâm dịch về quê bằng xe máy là nỗi lo lớn, khi qui tắc vàng trong phòng chống COVID-19 - “ai ở đâu ở đấy” tại những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội - đang bị phá vỡ.

Tại Thừa Thiên Huế, ngoài số công dân trở về qua kênh chính thức của chính quyền, đã có hàng ngàn người tự phát về quê được đón tiếp trong những ngày qua. Trong số đó, theo con số được công  bố ngày 31/7, đã phát hiện 9 trường hợp dương tính với COVID-19.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top