ClockThứ Sáu, 31/08/2018 14:15

Kỷ niệm 73 năm Quốc khánh 2/9: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2018), sáng 31/8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Dự lễ viếng có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

Cùng dự có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; các vị lão thành cách mạng và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Với lòng biết ơn vô hạn, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, nhân dân ta làm nên những thắng lợi vẻ vang, làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Tư tưởng và sự nghiệp của Người là tài sản vô giá, ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai.

Đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao đến đặt vòng hoa viếng các Anh hùng liệt sỹ. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục thực hiện các mục tiêu cao cả của Cách mạng Tháng Tám và Lời thề Độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các Anh hùng Liệt sỹ".

Trong không khí trang nghiêm, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nghiêng mình tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ - những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.

* Sáng cùng ngày, các đoàn: Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an; Văn phòng Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội... đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người
Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 17/5, Đoàn đại biểu Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Phong Điền đã làm lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Hương Điền (nơi có hơn 3.600 phần mộ liệt sĩ) và Đền liệt sĩ huyện.

Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị chỉ huy tối cao Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược quân sự thiên tài. Người không chỉ sớm hoạch định đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn thường xuyên cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta trực tiếp chỉ đạo và tham gia duyệt kế hoạch nhiều chiến dịch lớn, làm nên những chiến công vang dội mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn - vị lãnh tụ tối cao của chiến dịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị chỉ huy tối cao Chiến dịch Điện Biên Phủ
Học giả Anh: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động sâu sắc tới toàn thế giới

Theo ông Kyril Whittaker, nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, chiến thắng Điện Biên Phủ mang tính đột phá không chỉ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do từ tay chủ nghĩa thực dân và đế quốc mà còn đối với các phong trào giải phóng ở Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

Học giả Anh Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động sâu sắc tới toàn thế giới
Return to top