ClockThứ Hai, 24/12/2018 08:20

Phải tính nếu muốn tồn tại và phát triển

TTH - Với bất kỳ ngành sản xuất nào, đầu ra đều có vai trò quyết định đến sự thành bại, trong đó có sản xuất nông nghiệp.

Mới đây, từ tài trợ của doanh nghiệp, 5.000 cây mít giống Thái Lan được phân bổ, trồng thử nghiệm tại vùng đồi A Lưới, Phong Điền, Hương Trà. Được biết, đây là giống cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, thị trường rộng, phù hợp với điều kiện sản xuất vùng gò đồi. Cùng với sự phấn khởi của người nông dân thì có lẽ câu chuyện đầu ra cho sản phẩm cũng nên tính đến ngay từ bây giờ.

Với bất kỳ ngành sản xuất nào, đầu ra đều có vai trò quyết định đến sự thành bại, trong đó có sản xuất nông nghiệp.

Đơn cử như chuyện liên quan đến đầu ra cho trái ớt sừng bò cách đây vài tháng. Từ hợp đồng của một doanh nghiệp ở Hà Nội, 20 ha ớt được trồng ở vùng cát Ngũ Điền (Phong Điền). Khi cây ớt đang phát triển, những tưởng đây sẽ là cây trồng mới, triển vọng cho nông dân vùng cát. Thế nhưng, khi ớt chín, đơn vị thu mua không thu mua nữa. May sao, từ nỗ lực giải cứu của chính quyền các cấp, cuối cùng, sản phẩm được một công ty ở TP. Hồ Chí Minh mua hộ. Người nông dân lại thêm một phen hú vía với bài học về đầu ra cho nông sản.

Thỉnh thoảng, qua thông tin báo chí, lại thấy người dân trồng một loại cây mới hay khôi phục một loại cây cũ đang được thị trường ưa chuộng. Như cây đu đủ Đài Loan trên đất bãi bồi ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà), được trồng từ năm 2015. Thấy hiệu quả trước mắt, từ10 hộ, đến nay cả xã có 60 hộ trồng đu đủ. Hay ở Nam Đông, thấy chuối tiêu đặc sản được giá, người dân cải tạo vườn, phát triển chuối... Thế nhưng, khi tham vấn ý kiến ngành chức năng về triển vọng, chiều hướng phát triển của hai giống cây trên, nhận định chung là  chưa có đầu ra ổn định.

Về đầu ra cho nông sản, theo Hội Nông dân tỉnh, hiện có 90-95% sản phẩm nông nghiệp được người dân bán cho thương lái. Số hàng hóa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp rất ít. Đây là nguyên nhân chính khiến giá cả nông sản bấp bênh. Nguyên nhân khác là do dư thừa cục bộ, sản xuất manh mún, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng không đồng đều, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở tỉnh ta, nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu của đại đa số người dân. Để phát triển ổn định, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân, ngành nông nghiệp cần sự vào cuộc sâu hơn của cơ quan quản lý.

Tại hội thảo kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp do Hội Nông dân tỉnh tổ chức mới đây, một giải pháp khả thi nhằm tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp được nêu ra là xây dựng các tổ hợp tác, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp. Nhưng lớn hơn là vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong định hướng thị trường; quy hoạch, kiểm soát số lượng, chất lượng đầu ra, đầu vào; kết nối cung cầu... Đồng thời, người nông dân cần thay đổi tư duy phát triển nông nghiệp, không nên tự phát, cảm tính, chạy theo phong trào.

Con số trên 90% nông sản trên toàn tỉnh có đầu ra trôi nổi trên thị trường cho thấy, lâu nay, người nông dân chủ yếu đang tự bơi trong chuỗi sản xuất-cung ứng với nhiều rủi ro rình rập. Trong khi xu hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đòi hỏi những định hướng lớn, phải có sự tham gia của các doanh nghiệp tiềm lực; cần đầu tư vào khâu chế biến sau sản xuất, đóng gói, xây dựng thương hiệu; truy xuất được nguồn gốc... để cạnh tranh, tồn tại, phát triển.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top