ClockThứ Tư, 06/11/2019 05:45

Quản chặt chất thải nguy hại

TTH - Chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh từ hoạt động công nghiệp, y tế và trong sinh hoạt. Tuy đang được quản lý tốt, song nguy hiểm vẫn tiềm ẩn và có thể phát sinh tình huống khó lường.

Không phí hoài... cọng rác – kỳ 2: “Chật vật” công trình xử lýTập trung thực hiện các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi rác thải nhựaNgành y tế cam kết giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa

Ông Nguyễn Việt Hùng

Chia sẻ những mặt được và tồn tại trong công tác quản lý CTNH, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết:

Điều đáng mừng là CTNH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cơ bản đang được quản lý tốt. 

Đến nay, Sở TN&MT đã cấp hơn 150 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho khoảng 350 cơ sở, DN với khối lượng phát thải hơn 606 tấn/năm và 1 chủ hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Hiện, các cơ sở có phát sinh CTNH đều xây dựng điểm lưu giữ đảm bảo yêu cầu và hợp đồng với đơn vị dịch vụ chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định.

Cùng với đó là việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và yêu cầu báo cáo định kỳ về hoạt động thu gom, lưu giữ, xử lý của các cơ sở.

CTNH còn phát sinh từ trong sinh hoạt, y tế. Theo ông, việc quản lý và xử lý CTNH đối với những hoạt động trên đã đảm bảo?

 Đúng là hiện nay, chúng ta mới cơ bản quản lý tốt CTNH tại các cơ sở công nghiệp, riêng đối với CTNH trong dân và trong hoạt động y tế vẫn chưa thể quán xuyến, kiểm soát hết. Hiện, CTNH trong sinh hoạt hầu như đang được vứt lẫn lộn cùng rác thải sinh hoạt rồi đưa đi chôn lấp.

CTNH trong y tế được quản lý khá tốt so với nhiều địa phương khác và triệt để nhất tại các bệnh viện lớn. Bệnh viện Trung ương Huế có riêng một lò đốt CTNH tại Cơ sở 2 ở xã Phong An (Phong Điền) và Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế có lò đốt CTNH đạt tiêu chuẩn quy định, đảm bảo phục vụ xử lý theo hợp đồng của các bệnh viện trên địa bàn.

Tuy nhiên, đối với các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, hoạt động ngoài giờ hiện vẫn chưa được quản lý chặt. Chắc chắn có phát sinh CTNH y tế, song đa phần đều không đăng ký cấp sổ chủ phát sinh nguồn thải CTNH và có khả năng đang bị bỏ lẫn cùng với rác thải y tế.

Khó khăn trong quản lý CTNH y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, hoạt động ngoài giờ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường và cần phải làm gì để khắc phục tồn tại này?

Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Actree tại Thủy Phương đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn các loại chất thải nguy hại​

Đúng là cơ quan chức năng chưa vươn ra quản lý được đối tượng này. Hơn nữa, vì hoạt động ngoài giờ nên càng khó kiểm tra, kiểm soát. Muốn quản lý tốt, ngành y tế cần đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ cam kết phân loại để xử lý; đồng thời lồng ghép tăng cường kiểm tra trong dịch vụ y tế.

Còn giải pháp để quản lý tốt CTNH sinh hoạt như thế nào, thưa ông?

CTNH có nhiều nhóm, nhưng tồn tại phổ biến trong sinh hoạt có các nhóm: pin, bóng đèn thải, linh kiện điện tử, dầu nhớt thải.

Qua thăm dò, khảo sát, hiện trên địa bàn TP. Huế đang có 2 cơ sở thu mua dầu nhớt thải để tái chế, phối trộn và tái sử dụng cho mục đích giảm nhiệt, bôi trơn ở tính năng thấp hơn. Nhờ đó, nguy cơ xả dầu thải từ sinh hoạt ra môi trường không đáng lo ngại.

Hiện, Sở TN&MT đang lập dự thảo quy định về quản lý CTNH và kế hoạch phân loại CTNH tại nguồn để trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, việc phân loại CTNH sẽ được thực hiện tại gia đình, cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị. Trong đó tập trung hướng dẫn nhận diện từng loại CTNH và cách phân loại; đồng thời trang bị từng loại thùng để chứa từng nhóm CTNH. Ban đầu trong giai đoạn truyền thông sẽ chưa định phí mà do ngân sách nhà nước gánh vác từ thu gom, vận chuyển đến xử lý.

Ông có thể nói rõ hơn lộ trình thực hiện kế hoạch phân loại này?

Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2020, thông qua nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường đang đề xuất Bộ TN&MT hỗ trợ, sở sẽ triển khai thí điểm phân loại CTNH tại 5 phường của TP. Huế, gồm: Phú Nhuận, Phú Hội, Vĩnh Ninh, Thuận Hoà, Thuận Thành. Trước mắt tập trung tuyên truyền, hướng dẫn và đầu tư đồng bộ trang thiết bị, dụng cụ cho các gia đình, công sở, công cộng để tiến hành công tác phân loại.

Trước đây, phân loại CTNH từng được triển khai nhưng thất bại. Ông có tin kế hoạch sắp tới sẽ thành công?

Không phải là tin mà buộc lòng chúng ta phải làm. Lý do là đến năm 2021, khi nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt ở Phú Sơn đưa vào hoạt động theo công nghệ đốt rác - phát điện hoàn toàn không tiếp nhận rác có lẫn lộn CTNH.

Thuận lợi mà nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang có chính là được hưởng lợi từ các chương trình, dự án trong nước, tổ chức phi chính phủ về phân loại rác tại nguồn. Cùng với yêu cầu kết quả đầu ra của dự án sẽ tác động đến người dân, chính quyền địa phương tích cực làm tốt. Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với đồ dùng bằng nhựa, túi ni lông sử dụng một lần” đang được triển khai sâu rộng, hiệu quả cũng góp phần đem lại hiệu ứng tích cực, tạo thói quen, ý thức cho người dân trong việc tiết giảm, xả thải và phân loại rác thành công, trong đó có CTNH.

Hạ tầng, phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH cũng cần được đầu tư đồng bộ, đặc thù, đã được chuẩn bị như thế nào?

Để công tác phân loại rác tại nguồn nói chung và CTNH nói riêng đạt hiệu quả đòi hỏi phải tốn kinh phí. Từ việc đầu tư các loại thùng rác đặt ở cụm dân cư, phường, xã, công cộng phải đảm bảo 3 loại thùng thu gom CTNH đặc thù. Phương tiện vận chuyển CTNH sau thu gom phải được gia cố, nâng cấp. Bộ máy hoạt động của đơn vị dịch vụ chuyên trách phải được đầu tư, kiện toàn vì tần suất thu gom, vận chuyển sẽ tăng lên...

Lợi thế của tỉnh là có nhà máy xử lý CTNH Actree đang được vận hành tại Thủy Phương (TX. Hương Thủy) theo công nghệ Nhật Bản khá hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

Hiện nay, cơ quan quản lý đang hướng dẫn đơn vị vận hành nhà máy là Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế mở thêm một số mã xử lý CTNH mà công ty chưa được cấp phép, nhằm mở rộng xử lý cho nhiều dạng CTNH phát sinh trên địa bàn.

Một khi có sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, phương tiện, thiết bị và sự vào cuộc của cả cộng đồng, việc phân loại và xử lý CTNH sẽ có những tiến triển tốt hơn, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường.

HOÀI THƯƠNG (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế cho biết: các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua. Ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đã có nhiều đầu tư trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán này. Và Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (NĐ52) vừa ban hành là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực TTKDTM, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.

Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt
Mối nguy hại từ thuốc lá điện tử ngụy trang

Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, đầy tinh vi trông như hộp sữa đồ chơi…, thậm chí được sử dụng như một món trang sức được các bạn trẻ chuyền tay nhau chia sẻ. Đây chính là mối nguy cơ tiềm ẩn dưới vỏ bọc “hộp sữa” – thuốc lá điện tử (TLĐT).

Mối nguy hại từ thuốc lá điện tử ngụy trang
Người dân vẫn vô tư đốt đồng

Đốt rơm rạ trên đồng đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều địa phương, gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và hậu quả khôn lường đến môi trường, sức khỏe con người.

Người dân vẫn vô tư đốt đồng
Thách thức trong tuần hoàn chất thải

Tuần hoàn chất thải (THCT) là kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua tái chế, tái sử dụng. Việc này vừa có lợi về kinh tế vừa có lợi về môi trường.

Thách thức trong tuần hoàn chất thải

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top