ClockThứ Bảy, 17/06/2023 07:20

Sớm triển khai lộ trình cải cách tiền lương

Chiều 16/6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ. Thứ trưởng Nội vụ Vũ Chiến Thắng chủ trì cuộc họp.

Lượng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc đạt mức tăng gần 7 lầnTăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023Đề xuất tăng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng lên 500.000 đồngĐề xuất tăng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phốSẽ điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 cho khoảng 230.000 người

leftcenterrightdel
Quang cảnh họp báo. 
Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023

 Quyền Vụ trưởng Tiền lương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Bích Thu cho biết, Bộ đang xây dựng báo cáo về lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương để xin ý kiến của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước.

Theo đó, lộ trình thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2021. Tuy nhiên, do nhiều tác động bất lợi từ trong nước và thế giới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới phát triển kinh tế-xã hội và nguồn thu ngân sách Nhà nước, vì vậy chưa được thực hiện.

Để chia sẻ với khó khăn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để họ yên tâm công tác, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023. Bộ Nội vụ đang xây dựng thông tư hướng dẫn tăng lương cơ sở để dự kiến ban hành trong tháng 6/2023.

Như vậy, từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng thì mức lương cao nhất của công chức là 14,4 triệu đồng/tháng, mức thấp nhất là 2,43 triệu đồng/tháng. Lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng cho lao động tại các doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng, vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ sớm trình cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 và xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp.

Chưa đề xuất sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ

 Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế Trần Văn Khiêm cho biết, cơ cấu Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 theo Nghị quyết của Quốc hội vẫn giữ nguyên số lượng bộ, ngành như hiện nay.

Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XVI nhiệm kỳ 2026-2031 phải bảo đảm theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Để xây dựng đề án cơ cấu Chính phủ khóa XVI, phải tiến hành tổng kết 20 năm cơ cấu Chính phủ từ khóa XII-XV. Việc này phải báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến trước khi Chính phủ trình Quốc hội theo quy định. Tuy nhiên, đây mới là nội dung trong dự thảo trình xin ý kiến các thành viên Chính phủ.

Việc Bộ Nội vụ có được giao thực hiện nhiệm vụ này hay không phải chờ chương trình hành động của Chính phủ.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho rằng, đây là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, đụng chạm đến cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ trong cơ cấu của Chính phủ, do vậy, phải qua rất nhiều bước. Hiện nay mới là bước nghiên cứu.

Bộ Nội vụ chưa có bất kỳ đề xuất nào với cấp có thẩm quyền về việc nhập bộ này, bộ kia. Tương tự, Bộ Nội vụ chưa có bất cứ đề xuất nào về việc nhập tỉnh này với tỉnh kia, mà mới chỉ có đề xuất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.

Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện các dự thảo nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành bảo đảm tiến độ, chất lượng, như: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về vị trí việc làm biên chế công chức; Nghị định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về hướng dẫn việc lấy kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính…

Đồng thời, sẽ trình ban hành các thông tư, gồm: Thông tư thay thế Thông tư về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố...

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh việc thẩm định trình cấp có thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính đô thị gắn với nâng cao chất lượng đô thị, thúc đẩy tốc độ đô thị hóa theo chủ trương của Đảng. Khẩn trương hoàn thiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện quy định trình tự việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

Thao Nhân Dân điện tử
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Băn khoăn khi bố trí công chức dôi dư, xử lý tài sản sau sắp xếp huyện, xã

Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025 phải hoàn thành trước tháng 10/2024 để các địa phương kịp chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, trong đó cấp cơ sở thực hiện trong quý I/2025.

Băn khoăn khi bố trí công chức dôi dư, xử lý tài sản sau sắp xếp huyện, xã
Return to top