ClockThứ Hai, 28/08/2023 16:16

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia

TTH.VN - Ngày 28/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2023 và giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Phiên họp được tổ chức trực tuyến đến các địa phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu sốTập trung nguồn lực đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo Quốc giaVăn hóa là điểm tựa để phát triển kinh tế - xã hộiLồng ghép, huy động nguồn lực triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Tại phiên họp, các địa phương đã phản ánh khó khăn trong việc điều chuyển vốn từ các dự án (DA) chậm tiến độ hoặc không có khả năng giải ngân sang các DA có tiến độ giải ngân nhanh hơn nhưng thiếu vốn. Đồng thời, kiến nghị Trung ương thông báo dự kiến phân bổ vốn sự nghiệp theo giai đoạn 5 năm để địa phương chủ động trong huy động nguồn vốn đối ứng và lập kế hoạch triển khai. Một số chỉ tiêu hiện vượt quá khả năng thực hiện của địa phương…

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thời gian qua. Đồng thời, cho rằng, các địa phương phải chú trọng nghiên cứu các văn bản mới ban hành, đặc biệt là Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ; Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 và số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, 6 thông tư cùng với các văn bản hướng dẫn, trả lời kiến nghị của các bộ, cơ quan Trung ương.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn các địa phương tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trong đó có việc huy động nguồn vốn xã hội hóa, đóp góp của Nhân dân, và lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm...

L.THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời
Return to top