ClockThứ Sáu, 30/10/2020 09:48

Ứng phó sớm và mang tính dài hạn

TTH - Hạn hán, bão lụt là quy luật của tự nhiên, nhưng quy mô và mức độ tác động của nó đối với cuộc sống nhiều hay ít một phần có sự tác động của con người.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng 5 cơn bão liên tục đổ bộ vào nước ta. Với miền Trung, khi hậu quả nặng nề của cơn bão số 5, số 6 chưa khắc phục xong thì cơn bão số 9 (Molave) tiếp tục tàn phá dải đất Trung bộ. Điều này cho thấy, tần suất thiên tai ngày càng xuất hiện dày hơn, cường độ ngày càng lớn hơn, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng chống thiên tai, nhất là việc chủ động ứng phó sớm và mang tính dài hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hạn hán, bão lụt là quy luật của tự nhiên, nhưng quy mô và mức độ tác động của nó đối với cuộc sống nhiều hay ít một phần có sự tác động của con người. Thực tế những năm gần đây, các hình thái thời tiết cực đoan, bất thường xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ tàn phá ngày càng khốc liệt.

Sạt lở đất, ngập lụt diện rộng, hàng trăm người bị chết, bị thương, nhà cửa bị tốc mái, hư hỏng, hạ tầng hư hỏng nặng, hoa màu, tài sản bị cuốn trôi… là những gì người dân miền Trung phải hứng chịu trong đợt lũ lụt vừa qua. Không những vậy, thiên tai còn tác động sâu rộng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

Điều này cho thấy, việc ứng phó khi thiên tai xảy ra chỉ là giải pháp cấp thời và hiệu quả không cao. Chưa kể, chi phí cho việc ứng cứu, khắc phục hậu quả bão lũ là rất lớn. Chỉ tính riêng cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng phải căng mình trong nhiều ngày qua chạy đua với thời tiết, đối mặt với các nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Chưa kể trước đó, 13 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi đi làm nhiệm vụ cứu nạn ở công trình thủy điện này.

Theo các nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi khí hậu là do việc khai thác tài nguyên bừa bãi, phát triển kinh tế “nóng”, phá hủy môi trường và sự cân bằng sinh thái. Các nhà khoa học cũng khuyến nghị, cần có cách tiếp cận mới nhằm cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để phát triển biền vững, tăng khả năng thích ứng, chống chịu với các “cú sốc” thiên tai.

Giải pháp căn cơ, bền vững nhất để ngăn chặn, phòng chống, thích ứng thiên tai chính là việc quy hoạch, phát triển bền vững  phù hợp với từng ngành, từng vùng. Ở đây yếu tố “thuận thiên” cần được đặc biệt quan tâm. Khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế phải song hành với cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. Bài học phát triển thủy điện “cóc” là một điển hình.

Trong phát triển, có thể hy sinh một phần lợi ích kinh tế để tăng hiệu quả bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, trong trồng rừng kinh tế, hiệu quả trồng rừng gỗ lớn ai cũng thấy rõ, nhưng hiệu quả trong bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn đất chưa được tính đầy đủ. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ cho người trồng rừng để kéo dài chu kỳ khai thác, đồng nghĩa tăng thời gian và hiệu quả bảo vệ môi trường của rừng trồng.

Ngoài ra, việc tính toán đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu như đê sông, đê biển, cầu cống, đường giao thông, hồ chứa, các khu neo đậu tàu thuyền, trường học.., cần được ưu tiên và nâng cao khả năng chống chịu với tác động của thiên tai. Bên cạnh đó, các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, có tính dài hạn và bền vững như: Các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân…

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top