ClockThứ Năm, 14/07/2022 08:53

Vui… một nửa

Giá xăng, dầu giảm mạnhXăng, dầu giảm nhẹ sau 13 lần tăng giá

Xăng dầu đã giảm hơn 10%. Xăng dầu liên quan đến tất thảy mọi người nên ai cũng vui. Người đi xe thấy túi tiền mình bớt vơi khi đổ xăng dầu. Người đi xe đạp với số tiền như vậy cũng mua thêm được một quả trứng. Thậm chí người nằm ở nhà cũng cảm nhận được qua từng bữa ăn, bởi xăng dầu là một yếu tố đầu vào tác động đến giá. Hàng hóa được vận chuyển khắp nơi. Giá xăng dầu giảm làm cho giá thành hàng hóa giảm.

Về nguyên lý là vậy nhưng cũng không mong hàng hóa giảm ngay được. Một khi hàng hóa đã lên, thiết lập một mặt bằng mới thì khó giảm ngay được. Người dân luôn tiếp cận thị trường bán lẻ. Nhưng thị trường ở ta là vậy, hay “tát nước theo mưa”. Ví dụ một khi lương ở khu vực Nhà nước tăng, thực ra là cũng chỉ đủ bù trượt giá nhưng ngay lập tức, phản ứng ở các chợ là hàng hóa tăng. Cho nên có khi tăng lương cũng như không.

Nhưng thị trường không thể neo giá cao mãi được. Nó sẽ tự điều chỉnh về mức hợp lý. Tính cạnh tranh của thị trường sẽ làm điều này. Cho nên, vui thì vui với việc đổ xăng dầu trực tiếp chứ chưa hẳn vui vì hy vọng hàng hóa sẽ giảm. Chúng ta kiên trì chờ độ trễ của thị trường.

Nhưng vui nhất là ai? Chắc chắn là các hãng vận tải. Từ vận tải bộ, vận tải biển, vận tải hàng không. Thị trường sẽ tự điều tiết nhưng về mặt quản lý Nhà nước, với vai trò điều tiết, Nhà nước cũng có quyền can thiệp. Xăng dầu đã giảm hơn 10% thì các hãng vận tải cũng cần giảm theo. Không được 10% thì cũng vài % để cùng Nhà nước hỗ trợ nền kinh tế và đời sống của người dân. Đó được gọi là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Chính phủ can thiệp giảm giá xăng dầu với mục tiêu hỗ trợ đời sống của người dân và nền kinh tế. Nhưng để đạt được mục tiêu, ngoài sự điều tiết của thị trường thì trong những trường hợp cấp bách cũng cần sự can thiệp về mặt hành chính. Hãy đặt câu hỏi: giá xăng dầu giảm tại sao giá vận tải hàng hóa không giảm? Giá xăng dầu chiếm tỷ trọng bao nhiêu % của yếu tố đầu vào? Khi giá xăng dầu tăng thì anh “kêu” để Chính phủ can thiệp. Nhưng khi giá xăng dầu giảm thì anh tách chính quyền ra một bên, doanh nghiệp ra một bên là điều không hợp lý. Chính lúc này, rất cần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Người dân, hay gọi chung là người tiêu dùng cũng có một quyền tối thượng trong việc chi phối này. Bằng cách, thấy giá cả không hợp lý thì giảm chi tiêu. Tổng cầu giảm thì tổng cung sẽ giảm. Đây là một biện pháp để điều chỉnh giá cả hàng hóa về mức hợp lý.

Nhưng nói chung, giải pháp nhanh nhất là tạo áp lực lên các đơn vị vận tải giảm giá. Một câu hỏi được nêu ra là lý do vì sao yếu tố đầu vào đã giảm nhưng giá vận tải, hàng hóa không giảm? Ai nêu? Nhà nước nêu, người tiêu dùng nêu, báo chí nêu…

 Xăng dầu là một trong những yếu tố đầu vào của nền kinh tế. Xăng dầu đã giảm nhưng hàng hóa và dịch vụ chưa chắc đã giảm. Nói vui nhưng vui một nửa là vậy. Nếu chúng ta đồng thời tìm nhiều giải pháp để tác động thì độ trễ của sự điều chỉnh giá càng rút ngắn. Và vì vậy, mục tiêu của Chính phủ trong việc can thiệp để giảm giá xăng dầu hỗ trợ cho doanh nghiệp và đời sống của người dân càng nhanh đạt mục đích hơn.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top