ClockThứ Sáu, 06/12/2019 10:26

Để quyền lực trong công tác cán bộ thực sự được kiểm soát

Làm thế nào để Quy định số 205 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực thực sự đi vào tổ chức Đảng các cấp là điều hết sức quan trọng.

Quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo phải chặt chẽĐề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ công nhân viên chứcHương Trà chú trọng công tác cán bộMạnh dạn thay đổi cán bộ, tạo bước đột phá trong công tác lãnh, chỉ đạoChống chạy chức, chạy quyền sẽ hiệu quả hơn

Ban Tổ chức Trung ương vừa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định 205 đã nói trúng những vấn đề nhức nhối trong công tác cán bộ tồn tại suốt nhiều nhiệm kỳ; khi lần đầu tiên một văn bản mang tính pháp quy của Đảng đề cập vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền.

Làm thế nào để kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả đang là vấn đề rất đáng quan tâm.

Chuyện “mua quan, bán chức”; bỏ ra tiền bạc, vật chất, xu nịnh để được cất nhắc vào vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước không phải bây giờ mới có, không còn là “râm ran”. Nó đã trở thành cái “lệ” trong công tác cán bộ. Đến nỗi, khi một cán bộ được bổ nhiệm vào vị trí nào là lập tức có dư luận, con ai, cháu ai, thuộc phe nào, cánh hẩu nào? Bao nhiêu tiền mới ngồi vào được chỗ ấy? Điều này tạo ra dư luận xấu, sự phẫn nộ và làm méo mó hình ảnh của người cán bộ trong nhân dân, đặc biệt là với những người giữ vị trí trọng yếu trong tổ chức Đảng, trong hệ thống chính trị.

Không khó lý giải cho câu hỏi, vì sao? Dư luận đã quá quen với chuyện anh, chị, em ruột, dâu, rể, họ hàng; vợ, chồng rồi bố, con cùng làm quan, từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở như ở Hải Dương, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định… Họ không coi là lạ chuyện bổ nhiệm “thần tốc” ở Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; hay bổ nhiệm “không trong sáng” như ở Thanh Hóa; hoặc những cán bộ “có năng lực”, thuộc diện được “quy hoạch” lên vị trí cao hơn, quan trọng hơn mà hàng chục năm sau mới phát hiện ra đang núp dưới cái tên, vỏ bọc khác.

Ngoài chuyện thân hữu, kéo bè kết cánh anh em họ hàng, việc đổi chác xoay quanh “chức, quyền, tiền” là một thực tế không thể phủ nhận trong công tác cán bộ. Ban đầu có thể chỉ là những món quà tưởng như chẳng đáng gì nhân dịp này, dịp khác. Nhiều lần sau, chúng sẽ to hơn, đắt giá hơn, thậm chí lên đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD.

Khi đã bị viên đạn bọc đường là tiền, là quyền, là những món quà lớn nhỏ bắn thủng và chi phối, tất sẽ bỏ qua sai phạm, ưu ái người cùng cánh hẩu, cùng lợi ích nhóm. Các nhóm lợi ích lại móc nối với nhau để tiếp tục lũng đoạn các lĩnh vực hoạt động khác, lũng đoạn công tác cán bộ với mục tiêu chức càng cao, quyền càng lớn, tiền càng nhiều. Điều này phản ánh một thực trạng mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Có những người có thiếu thốn gì đâu, nhưng tham thế, chưa làm gì đã nghĩ đến chấm mút”! Tất cả, là do quyền lực chưa được kiểm soát.

Quy định 205 về Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức chạy quyền, với nhiều điểm rất mới, vượt tầm so với những quy định trước, được xem như thêm một công cụ để kiểm soát quyền lực, mang tính chất căn cơ, gốc rễ để giải quyết những vấn đề lâu nay trong công tác cán bộ.

Quy định đã có, một văn bản có tính “quy phạm” trong Đảng đã được ban hành, nhưng quan trọng hơn là việc tổ chức thực hiện ra sao, con người thực thi quy phạm này như thế nào; cơ chế kiểm soát, giám sát cơ quan, người thực thi, người làm công tác tổ chức cán bộ ra sao. Bởi, dù một hay nhiều quy định và quy định cụ thể, chi tiết đến đâu vẫn có thể bị những kẻ cơ hội, tham nhũng lợi dụng, tìm mọi cách né tránh, chạy chọt đủ thứ miễn là có lợi cho bản thân

Vậy nên, mỗi cán bộ, Đảng viên phải xác định rằng, “vào Đảng, vào Ban Chấp hành và cấp ủy các cấp không phải là vị trí, quyền lực riêng tư của ai, mà vào để cống hiến cho đất nước”. Vậy nên, cần công khai; công tâm, khách quan; vì lợi ích chung; cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên với sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức và nhân dân. Lúc đó, Quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền mới thực sự đi vào đời sống tổ chức Đảng các cấp.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao

“Tôi bị huyết áp cao 160 mmHg đang dùng thuốc. Ngoài ra, tôi còn bị thiếu máu não, ảnh hưởng đến trí nhớ, hay mất ngủ. Năm 2012 thì phát hiện thêm bệnh suy thận độ 1” - chú Lưu Công Cư (sinh năm 1960, trú tại số nhà 65B, đường Nguyễn Cao, phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - SĐT: 0866.914.566) chia sẻ.

Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 3/2, lực lượng liên ngành Thanh tra giao thông phối hợp Cảnh sát giao thông và quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh, thành phố… tiếp tục mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông (ATGT) tàu, xe vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 trên địa bàn.

Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn
Kiểm soát an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm đã và đang được kiểm tra, nhắc nhở dịp tết. Bên cạnh ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng, cơ quan chức năng còn chú trọng nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho người kinh doanh, người dân…

Kiểm soát an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Return to top