ClockThứ Bảy, 03/02/2024 07:50

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế

TTH - Vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cách mạng Việt Nam là một thực tế lịch sử trong suốt 94 năm qua. Sự thật đó đã được chứng minh nhưng các thế lực chống đối đang đòi xem lại liệu Đảng có biết lãnh đạo phát triển kinh tế hay không?

Không ngừng lớn mạnh, phát triểnNhìn lại năm 2023: Những kết quả đối ngoại quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Lãnh đạo tỉnh dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: N. Minh

Đường lối đổi mới đất nước ta đã tạo ra bứt phá ngoạn mục, đưa đất nước ngày ngày càng giàu mạnh, văn minh. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, với những chủ trương, đường lối, sách lược đúng đắn Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi mới, lập nên những kỳ tích lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Cố tình không dám nhìn thẳng thực tế, các thế lực phản động, chống đối tiếp tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc tình hình hiện thời của đất nước. Dưới con mắt thiển cận, chúng cho rằng đất nước “đang đứng trước thảm họa tụt hậu so với thế giới”, “người nghèo chiếm đa phần”, “những người yếu thế đang kiếm ăn từng bữa trong thảm cảnh”, “nạn tham nhũng hoành hành kéo lùi phát triển”. Tiếp tục tung dư luận phê phán Đảng không biết lãnh đạo làm kinh tế, “khuyên” Đảng chỉ nên “lãnh đạo chính trị”, “kinh tế nên để cho địa hạt kinh doanh”.

Vài năm gần đây, do ảnh hưởng trọng của đại dịch, tăng trưởng chậm lại, một số đổ lỗi cho Đảng làm trái quy luật, kéo đất nước “bước vào thảm họa mới”. Trả lời báo chí nước ngoài trên mạng xã hội, một số “nhà dân chủ” chỉ trích Đảng “lấn sân” và “yêu cầu” để cho Chính phủ làm theo đúng chức năng. Mặt khác, tiếp tục xuyên tạc về đường lối kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là “khiên cưỡng”, “trái quy luật”, “bảo thủ” theo cơ chế quan liêu bao cấp. Kinh tế thị trường và định hướng XHCN“ là “hai yếu tố đối lập nhau”, “gán ghép duy ý chí”, “thiếu cơ sở khoa học”, “mâu thuẫn” ...

 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Những thành quả kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là minh chứng hùng hồn, từng bước đập tan mọi luận điệu cố tình bôi nhọ, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chúng ta không ngạc nhiên khi những thành tựu to lớn được Nhân dân và cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh giá cao thì lại có những tiếng nói lạc lõng, ác ý nhằm vào sự lãnh đạo của Đảng, chê bai Đảng “không thể lãnh đạo làm kinh tế”. Không gì khác hơn là thủ đoạn chia rẽ Đảng với Nhân dân, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đưa ra từ Đại hội lần thứ 6 và dần được chứng minh cả về lý luận và thực tiễn qua các nhiệm kỳ. Đại hội 13 của Đảng một lần nữa khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH”. Đó là nền kinh tế hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với đó là khắc phục, hạn chế những khuyết tật bẩm sinh của kinh tế thị trường, với mục tiêu làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Giới chính trị quốc tế đánh giá về Việt Nam với 3 cốt lõi: Quốc gia có nền chính trị - xã hội ổn định, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân và là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, vì lợi ích hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển. Rõ ràng không có sự phản biện nào tốt hơn bằng những minh chứng trong thực tiễn phát triển của đất nước trong những thập kỷ qua.

Chưa bao giờ Đảng buông lỏng lãnh đạo kinh tế và xem phát triển kinh tế có tầm quan trọng thúc đẩy thực hiện quyền lợi của Nhân dân. Những thành tựu nổi bật không những chứng tỏ Đảng ta biết làm và đã rất thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế trong điều kiện mới. Từ một nước nghèo nàn thoát ra từ chiến tranh, bị cô lập, cấm vận, thu nhập đầu người chỉ 160 USD trong thập kỷ 80, đến nay đã có thu nhập hơn 4.300 USD. Thu nhập quốc gia từ con số thấp ở Đông nam Á đến nay đã là 437 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nước có thu nhập cao nhất trên thế giới. Từ một nước thiếu lương thực triền miên thì nay là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất (hơn 4,3 tỷ USD năm 2023). Đây là những con số được các tổ chức quốc tế công nhận, không phải chúng ta tự đề cao.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua đã vượt qua khó khăn, thử thách được cộng đồng quốc tế ngưỡng mộ. Đã có nhiều đánh giá tích cực của các chuyên gia hàng đầu với chính sách linh hoạt ứng phó linh hoạt, sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Với chính sách nhạy bén, sáng tạo, xử lý hài hòa trong nước, chớp thời cơ trong điều kiện biến đổi của thế giới để phát huy thế mạnh nhằm tăng trưởng đất nước nhanh và bền vững. Không phải không có cơ sở khi Đại hội lần thứ 13 đã đề ra mốc thời gian đến năm 2045 đưa đất nước trở thành nước phát triển và có thu nhập cao. Lộ trình đó đã và đang được hiện thực qua từng năm với những bước đi vững chắc. Thực tiễn đó trả lời rõ ràng cho câu hỏi Đảng ta có biết lãnh đạo kinh tế hay không? Đó cũng là minh chứng hùng hồn nhất để phản bác các luận điệu phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bác bỏ sự xuyên tạc, đòi xóa bỏ vai trò của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò của ngành thanh tra trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 6/12, tại TP. Huế, cụm thi đua Thanh tra các tỉnh Bắc Trung bộ (CTĐTTBTB) tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.

Phát huy vai trò của ngành thanh tra trong phát triển kinh tế - xã hội
Khẳng định vai trò của phụ nữ

“Dựa trên những kết quả của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TX. Hương Thủy triển khai ở mức độ cao hơn. Qua đó, khẳng định vai trò của phụ nữ, gia đình và tổ chức Hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Khẳng định vai trò của phụ nữ
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển kinh tế sau bão lũ

TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển kinh tế sau bão lũ

TIN MỚI

Return to top