ClockThứ Năm, 19/09/2013 05:45

Chùm thơ của Vạn Lộc

TTH - Nhà thơ Vạn Lộc tên thật là Vũ Thị Hội, hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng. Mang trong mình trái tim yêu thương và tâm hồn nhạy cảm, thơ ca là niềm đam mê, nguồn động viên và là người bạn giúp chị giãi bày nỗi lòng. “Gió thổi từ Đông Yên” là tập thơ thứ 5 của chị thành hình trong những chuyến mưu sinh tần tảo, những đêm dài nhớ thương, thất vọng. Đọc thơ của Vạn Lộc, người đọc bắt gặp hình ảnh của những phụ nữ âm thầm yêu thương và khát khao sống. Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài thơ trong “Gió thổi từ Đông Yên” của chị.

Hương Cần Thi viên

 

Bờ vai
Lá cỏ mong manh
Cõng mùa xuân mới
Long lanh nắng đào
Tầm tay thấp
Vươn trời cao
Hái vài hạt giống
Ánh sao về trồng
 
Chặn nắng lửa
Đón mưa giông
Lọc phù sa
Của dòng sông quê nhà
Lắng trong bão lụt quê ta
Hương đất
Vị nước
Thanh trà lên tươi
 
Hạnh phúc chầm chậm
Chơi vơi
Tuổi xuân
Mòn mỏi cõi đời mênh mông
Vượt đồi núi
Băng suối sông
Vén vun xây tổ
Đàn ong sum vầy
Tiếng chim hót
Lẫn trong cây
Hoa thơm
Trái ngọt
Ngây ngây lòng người
 
Mùa về
Vườn xanh nắng tươi
Tay đan tay ấm
Tiếng cười mơn man
Đường hoa ngõ hạnh mang mang
Ai người tìm chốn Hương Cần Thi viên?
 
 
 
Gió thổi từ Đông Yên
 
 
Tôi xin làm ngọn gió
Quê mùa làng Đông Yên
Qua bao miền phiêu bạt
Hồn vẫn hoài cố hương
 
Có một thời nhớ thương
Tiếng thoi trong ký ức
Sợi tơ vàng thao thức
Vượt muôn trùng đại dương
 
Gió Đông Yên thổi đi
Gió Cửa Hàn thổi lại
Gió quay về Cửa Đại...
Gió bao giờ thong dong?
 
Dòng sông Thu soi bóng
Tháp Mỹ Sơn ngàn đời
Làm sao ngọn gió
Thôi vô hồi trong tôi?
Trang Hiền (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top