ClockThứ Bảy, 01/08/2015 12:10

Có nên gói “mọi thứ trong một”

TTH - Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh, chắc chắn phải dựa trên nền tảng sự phát triển của các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp mạnh phải đóng vai trò cốt lõi. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển dựa vào các công ty xuyên quốc gia. “Con hổ” kinh tế Hàn Quốc dựa trên các tập đoàn kinh tế quy mô toàn cầu…

Thôi thì nói gần. Nền kinh tế Thừa Thiên Huế đã có các công ty mạnh chưa ? Có thì có nhưng rất ít. Theo số liệu thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, chiếm đến khoảng 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ với quy mô vốn rất ít. Những doanh nghiệp có quy mô doanh thu vài trăm tỷ đồng trở lên không nhiều và cũng chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực, mà những lĩnh vực ấy tạo ra giá trị gia tăng không cao. Như các lĩnh vực dệt may, khai khoáng, sản xuất xi măng. Mấy năm nay có thêm sản xuất điện nhưng quy mô cũng không lớn.

Một nền kinh tế dựa trên hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ rất dễ gặp những biến động. Vì các doanh nghiệp nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương khi thị trường có nhiều xáo trộn. Cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây mấy năm cho thấy rất rõ điều đó. Hàng loạt doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể hoặc thu hẹp quy mô. Điều này không khó hiểu, bởi doanh nghiệp nhỏ thường thiếu nhiều thứ: vốn, trình độ quản trị, định hướng phát triển... Doanh nghiệp nhỏ cũng thiếu điều kiện để thu hút người giỏi. Vậy là điều kiện quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp là con người cũng thiếu luôn.

Chúng ta thường hay nói, Huế là trung tâm hoặc phấn đấu trở thành trung tâm ở một số lĩnh vực của khu vực miền Trung và cả nước. Nghĩa là cũng đã xác định được thế mạnh của mình. Thế nhưng chính những lĩnh vực này cũng chưa thấy xuất hiện một doanh nghiệp mạnh nào. Chẳng hạn như lĩnh vực du lịch. Ở lĩnh vực lưu trú, ngoài vài khách sạn 5 sao còn lại tầm tầm từ 3 sao trở xuống, phong cách phục vụ cũng chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Muốn phát triển du lịch, hoạt động lữ hành là rất quan trọng. Vẫn chưa thấy một đơn vị lữ hành nào có sức ảnh hưởng lớn. Ẩm thực Huế vừa phong phú vừa gây nhiều thú vị cho du khách. Ẩm thực Huế có tầm ảnh hưởng lớn đối với du khách nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện một trung tâm dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch lớn nào. Khách sạn nào cũng có nhà hàng phục vụ nhu cầu tại chỗ cho khách, nhưng như thế là khó phát triển các trung tâm dịch vụ ăn uống tầm cỡ. Lấy ví dụ thế này sẽ thấy rõ hơn. Bún bò Huế thì quá nổi tiếng. Bún ngon cần nước dùng ngon. Nấu một nồi bún phục vụ vài mươi khách khó ngon hơn là một nồi nước dùng phục vụ vài trăm khách thậm chí hàng ngàn khách. Đi nhiều trung tâm du lịch, thấy họ xây dựng nhiều nhà hàng phục vụ khách với quy mô rất lớn.

Chúng ta cũng nói nhiều về sự liên kết phát triển du lịch - liên kết ngang, liên kết dọc. Liên kết với tỉnh này, tỉnh kia. Thôi thì hãy liên kết với chính chúng ta, trong cùng một lĩnh vực, cùng một địa bàn chúng ta đang hoạt động. Tôi chuyên làm lữ hành, anh chuyên làm lưu trú, anh nữa chuyên phục vụ ăn uống. Làm cách này, chắc là dễ hình thành những doanh nghiệp lớn, những trung tâm lớn hơn là như cách làm hiện nay, “ rất nhiều thứ trong một”.

Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

Chiều 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức tọa đàm - hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54
Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật

Hội nghị cập nhật kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về đầu thầu theo Luật Đấu thầu và Nghị định 24/2024/NĐ-CP được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/5; thu hút hơn 180 đại biểu tham dự là doanh nghiệp, cán bộ ban quản lý dự án.

Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật
Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024.

Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa
Return to top