ClockChủ Nhật, 12/05/2019 06:14

Con cá dưới nước…

TTH - Hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đương nhiên là đa dạng. Cũng đương nhiên đây là nguồn tài nguyên của Thừa Thiên Huế khi có đến 30 trong tổng số 230 loài cá tôm có giá trị kinh tế, chiếm đến 1/3 sản lượng khai thác hàng năm; chưa kể đến các loài chim, cò biển, rong, động vật đáy... Chúng tôi vẫn thường hãnh diện khi nói về điều này. Anh bạn đồng nghiệp còn “trữ” một câu chuyện về một đôi vợ chồng bên trời Tây, trước đây mỗi năm thể nào cũng về Huế một lần, chỉ để vào một nhà hàng quen, gọi món cá dìa vùng đầm phá quen thuộc và thưởng thức vị thơm ngon nho nhã riêng có để “đãi” các đồng nghiệp đến từ nhiều nơi.

Chọn hướng đi thích ứng với biến đổi khí hậuHỗ trợ sinh kế cho cư dân đầm phá Tam Giang - Cầu HaiĐánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Mà đâu chỉ cá dìa, món ngon đến từ vùng Tam Giang – Cầu Hai còn là cá hanh, cá bống, cá vược, cá đối, cá nâu, cá vẩu… Ngay cả tôm, cua tự nhiên vùng đầm phá cũng là một dư vị khác, thanh tao đến khó trộn lẫn và với không ít người, các món thủy hải sản vùng nước lợ này đã trở thành “miếng ngon nhớ mãi”, cũng như luôn được nằm trong danh sách đi chợ hàng ngày không chỉ của các nhà hàng đặc sản mà cả các bà nội trợ “biết mua”. Tôi còn thấy một cái hay khác là các đặc sản này luôn ở mức vừa ăn chứ không thiên về độ dày hay kích cỡ. Không biết có phải vì đặc sản dưới nước ở đây vốn thế, hay vì sự lựa chọn bao giờ cũng thiên về vừa đủ rất tinh tế của người xứ Huế.

Cũng là nói vậy thôi chứ bây giờ, ngoại trừ việc các nhà hàng luôn đặt sẵn, việc chọn mua tôm cá tự nhiên vùng Tam Giang gần như không dành cho người đi chợ muộn. Điều này đến từ nhu cầu về danh tiếng và sự ưu tiên trong các bảng thực đơn phục vụ khách du lịch, nhưng mặt khác cũng phải thừa nhận rằng, trữ lượng tôm cá và các sản vật vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã không còn được như xưa. Sản lượng chỉ còn vào khoảng 60% so với trước kia theo đánh giá mới nhất trong bản báo cáo sơ kết 2 năm việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và đầm phá ngày 22/4/2019 của Tỉnh ủy. Có lẽ đó cũng là điều khó trước những tác động về xã hội, môi trường và có thể cả về tác động chưa thể đong đếm một cách chính xác về biến đổi khí hậu. Cũng không ai có thể đoan chắc một điều gì về “con cá dưới nước/con chim bay trên trời” nếu không có sự cân đối hài hòa giữa phát triển và đánh bắt. Chưa kể những tác động tiêu cực của con người khi sử dụng nhiều phương thức mang tính tận diệt khác nhau chưa quản lý và kiểm soát hết. Tôi cứ nghĩ, đó cũng là câu trả lời của thiên nhiên trước hành vi và ứng xử của con người.

Vai trò, vị trí cũng như nguồn lợi của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là điều đã được xác lập; nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể để vùng tài nguyên này cứ phát triển tự nhiên như vốn có. Câu chuyện ở đây là việc rà soát, quy hoạch và khoanh nuôi như thế nào để vùng Tam Giang – Cầu Hai trở thành vùng nguyên liệu cho ẩm thực Huế, phục vụ tốt hơn nữa cho du lịch – dịch vụ. Đó là một lát cắt kinh tế khác đến từ chia sẻ của ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư – một người vốn có nhiều năm gắn bó với vùng đầm phá mạn Phong Điền.

Trong một liên quan khác, ông Nguyễn Đại Vui còn cho hay, vấn đề cơ bản còn là việc kết nối giữa nuôi trồng và chế biến nữa. Công ty cổ phần CP đứng chân rất lâu ở Phong Điền, nhưng nguyên liệu tại chỗ mới chỉ đáp ứng được 1/10. Phần sản phẩm còn lại được chở từ nơi khác về để chế biến. Điều ấy cũng cho thấy một thực tế là mặc dù chiếm một diện tích rất lớn, đến 22.000ha nhưng cho đến bây giờ, tài nguyên vẫn được nhận biết ở dạng “con cá dưới nước” mà thôi…?

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá

Tình trạng sử dụng lưới vây và các dụng cụ khoanh vùng mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để nuôi trồng, khai thác thủy sản gây ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá. Cùng với các địa phương, huyện Phú Lộc đang quyết liệt hơn để giải quyết, ngăn chặn nạn chiếm dụng trái phép mặt nước trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngăn chặn lấn chiếm đất có mặt nước chuyên dùng trên đầm phá
Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá

Chiều 11/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Vang tổ chức Hội nghị Huyện ủy lần thứ 16 (khóa XV) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; bàn thông qua nhiều nội dung quan trọng khác. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xây dựng Phú Vang trở thành một huyện mạnh về biển, đầm phá
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Nghĩ về một bảo tàng

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng nước lợ tầm cỡ thế giới, rộng nhất Đông Nam Á, có giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh học và bao điều thú vị về lịch sử, văn hóa... Nó được xem như “viên ngọc sinh học quý” mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Cố đô. Với những gì đang hiển hiện, nên chăng cần xây dựng một không gian trưng bày, hay bảo tàng cho hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai?

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Nghĩ về một bảo tàng
Return to top