Thế giới Thế giới
Con tàu đặc biệt kết nối hai miền Triều Tiên chính thức lăn bánh
Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 26/12 dự kiến tổ chức buổi lễ khởi công mang tính biểu tượng đối với dự án liên Triều nhằm hiện đại hóa và tái kết nối các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên biên giới.
Con tàu kiểm tra đường sắt liên kết hai miền kết thúc nhiệm vụ vào ngày 18/12. Ảnh: Yonhap. |
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hàn Quốc Kim Hyun-mee, Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon cùng các nhà lãnh đạo trong quốc hội, một số quan chức và chuyên gia về đường bộ và đường sắt là những người đầu tiên được ngồi trên chuyến tàu lịch sử kết nối hai miền Bán đảo Triều Tiên sau đúng 1 thập kỷ.
"Lễ khởi công thực sự mang ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện sự thiện chí sẵn sàng hợp tác giữa hai miền Bán đảo Triều Tiên trong dự án hiện đại hóa và liên kết đường sắt, đường bộ trong tương lai", Bộ Thống nhất đưa ra thông cáo báo chí ngày 24/12.
Quan chức của Liên Hợp Quốc và các nước láng giềng, bao gồm Nga, Trung Quốc và Mông Cổ, cũng sẽ tham dự sự kiện với hy vọng sự kiến đánh dấu sự khởi đầu cho một kế hoạch đầy tham vọng liên kết đường sắt liên Triều với đường sắt xuyên Siberia, nhằm hiện thực hóa tuyến đường vận chuyển từ bán đảo Triều Tiên sang châu Âu.
Về phía Triều Tiên, ông Ri Son-gwon - Chủ tịch cơ quan nhà nước phụ trách các mối quan hệ liên Triều - và Thứ trưởng Bộ Đường sắt Kim Yun-hyok sẽ dẫn đầu đoàn Triều Tiên tham gia sự kiện khởi công.
Buổi lễ diễn ra bao gồm bài phát biểu chào mừng của đại diện Triều Tiên, hai bên ký kết và công bố bảng hiệu tại nhà ga.
Lễ khởi công thông tuyến đường sắt liên Triều được diễn ra theo đúng thỏa thuận trước đó mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí trong 2 lần hội nghị thượng đỉnh tháng 4 và tháng 9 vừa qua.
Cuối tháng 11, các chuyên gia Hàn Quốc lên tàu ở Dorasan, phía Bắc của Seoul, thực hiện chuyến hành trình kéo dài 18 ngày vượt qua khu phi quân sự phân chia hai miền, kiểm tra 1.200 km đường sắt.
Đây là chuyến tàu kiểm tra đường sắt đầu tiên kể từ năm 2007, khi hai miền kiểm tra tuyến đường sắt dài 412 km nối Kaesong đến Sinuiju dọc theo khu vực phía tây của Triều Tiên.
Chuyến đi này đánh dấu lần đầu tiên một đoàn tàu Hàn Quốc chạy từ Núi Kumgang tới sông Tumen tại bờ Đông Triều Tiên kể từ khi hai miền Bán đảo bị chia cắt do Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Lễ khởi công được coi là một buổi ra mắt mang tính biểu tượng của dự án đường bộ và đường sắt liên kết hai miền, chứ không phải là một sự khởi đầu thực sự trong bối cảnh quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa còn gặp nhiều bế tắc giữa các bên.
"Chính phủ sẽ thực hiện các cuộc kiểm tra chuyên sâu bổ sung, đưa ra các bản thiết kế sau khi buổi lễ kết thúc. Công tác xây dựng thực tế sẽ diễn biến phù hợp với tình hình liên quan đến tiến trình phi hạt nhân hóa và các biện pháp trừng phạt toàn cầu đối với Triều Tiên”, Bộ Thống nhất Hàn Quốc nhấn mạnh.
Theo VOV
- Cambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng (01/07)
- Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thông (01/07)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức