ClockThứ Hai, 04/11/2019 14:58

Công nghiệp chế biến, chế tạo đi đầu ngành trong đóng góp cho nền kinh tế

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8%, ngành khai khoáng tăng nhẹ nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Tôn vinh 110 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểuPhát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩuXây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trườngKiến nghị tháo gỡ tình trạng ách tắc nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu tại cảng

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê nhận định, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là lĩnh vực đi đầu ngành công nghiệp đóng góp cho nền kinh tế với mức tăng trưởng cao trong 10 tháng qua. Đây là mức tăng cao trong các nước ASEAN về chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Hoạt động sản xuất tại nhà máy Chi nhánh mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai (cơ sở 2). Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

Trong tháng 10/2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành khai khoáng giảm nhẹ 0,2%; chế biến, chế tạo tăng khá 10,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,1%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,9%.

Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong các ngành công nghiệp, một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp; đó là sản xuất kim loại tăng 34,3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 31,8%; khai thác quặng kim loại tăng 20,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 14,3%...

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm; đó là sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 7,5% (cùng kỳ năm trước tăng 12,4%); sản xuất thuốc lá tăng 3,7%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 2,7%... sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 3,4%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 6,3%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước; đó là sắt, thép thô tăng 42,8%; xăng, dầu tăng 33,2%; thép thanh, thép góc tăng 17,7%; tivi tăng 16,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 13,3%; điện thoại di động tăng 13%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm là khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 1,9%; sữa bột tăng 1,3%; thức ăn cho gia súc giảm 0,4%; xe máy giảm 9,5%; linh kiện điện thoại giảm 11%; đường kính giảm 14%.

Tổng cục Thống kê cho biết, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2019 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,4%.

Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,5% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,1%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,6%.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan: Nền kinh tế kỹ thuật số ghi nhận mức tăng trưởng 14%

Theo số liệu vừa được Cơ quan Xúc tiến Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) tại thủ đô Bangkok, Thái Lan công bố, nền kinh tế kỹ thuật số của quốc gia này đã chứng kiến mức tăng trưởng 14% vào năm 2022, đạt giá trị thị trường 2,6 nghìn tỷ baht.

Thái Lan Nền kinh tế kỹ thuật số ghi nhận mức tăng trưởng 14

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top