Thế giới Thế giới
COVID-19: EMA "bật đèn xanh" cho thuốc điều trị Paxlovid của Pfizer
Quyết định của Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) được đưa ra trong bối cảnh EU đang tăng cường "kho vũ khí" trong cuộc chiến chống biến thể Omicron.
Thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer được sản xuất tại Freiburg (Đức), ngày 16/11/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) ngày 27/1 phê chuẩn có điều kiện việc sử dụng thuốc kháng virus Paxlovid của hãng Pfizer (Mỹ) để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 đã trưởng thành và có nguy cơ bệnh trở nặng.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường "kho vũ khí" trong cuộc chiến chống biến thể Omicron.
Quyết định của EMA sẽ cho phép các nước thành viên EU triển khai sử dụng thuốc này sau khi EMA đã hướng dẫn sử dụng khẩn cấp hồi cuối năm ngoái. Italy, Đức và Bỉ nằm trong số rất ít nước EU đã sử dụng thuốc trên.
Tháng 12/2021, Mỹ đã cấp phép cho Paxlovid và thuốc tương tự của hãng Merck mang tên Molnupiravir. Thuốc của Merck cũng đang được EU xem xét đánh giá nhưng sẽ cần thêm thời gian trước khi cấp phép vì công ty này vừa điều chỉnh dữ liệu thử nghiệm lâm sàng hồi tháng 11/2021, theo đó thuốc này ít hiệu quả hơn trước.
Ba Lan: Số ca mắc mới theo ngày cao chưa từng thấy
Bộ Y tế Ba Lan ngày 27/1 thông báo đã ghi nhận 57.659 ca mắc mới COVID-19, đồng thời cho biết làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron làm chủ đạo, sẽ khiến số ca mắc mới tăng lên những mức cao chưa từng thấy tại nước này và có thể lên tới 140.000 ca nhiễm mỗi ngày.
Bộ Giáo dục Ba Lan từ đầu tuần qua đã yêu cầu các trường học từ cấp 2 và 3 đã phải chuyển sang hình thức học tập từ xa từ ngày 27/1. Chính phủ nước này đã siết chặt các biện pháp hạn chế như khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi công cộng trong phòng kín.
Bộ Y tế Ba Lan cũng thông báo trẻ em từ 12-15 tuổi sẽ được tiêm mũi vaccine tăng cường từ ngày 28/1 tới.
Quốc gia khoảng 38 triệu dân này đã ghi nhận 4.695.435 ca nhiễm, trong đó có 104.636 ca tử vong. Hơn 1 triệu người hiện đang phải cách ly y tế./.
Theo Vietnam+
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (24/05)
- OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng (24/05)
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai (23/05)
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm (23/05)
- Thủ tướng mới của Australia Anthony Albanese tuyên thệ nhậm chức (23/05)
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch (23/05)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
-
Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ