ClockThứ Hai, 26/10/2020 14:16

Đảm bảo trường lớp cho học sinh trở lại trường

TTH - Mưa kéo dài khiến chuyện học ở các vùng thấp trũng bị gián đoạn. Các trường mầm non hầu như bị thiệt hại nặng khi các thiết bị dạy học bị ngâm nước dài ngày. Đặc biệt, hơn 26.000 học sinh ở các vùng thấp trũng bị ướt sách vở, đồ dùng học tập, ước tính thiệt hại gần 9 tỷ đồng.

Học sinh ở các vùng thấp trũng vẫn chưa đến lớpCác trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ học do mưa lũHương Trà: Đảm bảo trường lớp cho học sinh đến trường

Tặng vở cho học sinh Trường THCS Lộc An sau trận lũ

Những trận lụt liên tiếp trong tháng 10 năm nay với mực nước xấp xỉ cán mốc lũ lịch sử 1999, có đến trên 50% trường học ở các vùng thấp trũng, như Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang, Quảng Điền... nước ngập sâu vào phòng học hơn 1m, nước vào tận cửa sổ, bùn non bám dày đặc.

Tuy nhiên, nhiều trường ở vùng thấp trũng đã chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Trên facebook các trường “báo cáo nhanh” tình hình của trường mình mới thấy nỗi vất vả của giáo viên vùng trũng khi trường học bị nước bao vây. Phần lớn các trường đều kịp thời vận chuyển máy móc, sách vở của học trò lên tầng cao. Ông Nguyễn Bá Nhân, Hiệu trưởng Trường THCS Phong Bình (Phong Điền) cho hay, do mưa lớn nhiều tuần khiến toàn bộ khuôn viên và tầng 1 của trường bị ngập sâu trong nước. Sợ bàn ghế hư hỏng do ngâm nước lâu ngày, giáo viên đã đưa lên dãy nhà cao tầng nằm trong khuôn viên trường nên không bị thiệt hại về tài sản.

Dù các trường đã nỗ lực vận chuyển các thiết bị máy tính, học liệu, hồ sơ lưu trữ… thiết bị lên tầng cao nhưng toàn tỉnh vẫn còn  trên 280 phòng học ở các cấp học xuống cấp. Nhiều trường do còn nhà cấp 4; mặt khác do nước dâng cao và ngâm nhiều ngày nên bàn ghế ở tầng 1 không thể di chuyển hết được nên thiệt hại khá nhiều.

Ông Phan Như Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TX. Hương Trà cho biết: Toàn thị xã có 58 trường, trong đó, hơn phân nửa là các trường ở vùng thấp trũng. Trường lớp ở Hương Trà đã đổi thay rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn 15% phòng học chưa bán kiên cố, nhất là các trường mầm non, lực lượng giáo viên ít nên khó xoay xở khi nước lên nhanh. Toàn thị xã có đến 10.702 học sinh bị ướt sách vở đồ dùng học tập.

Theo thống kê sơ bộ, đa số trường học trên địa bàn toàn tỉnh đều bị ngập lụt, trong đó nhiều trường ngập sâu trên 1 mét, do mưa lớn mái bị dột, hàng rào hư hỏng,... đã làm ướt sách vở, tài liệu, hư hỏng một số thiết bị dạy học, và nhiều thiết bị đồ chơi ngoài trời của các trường mầm non. Thiệt hại nặng nhất là các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và TP. Huế (các phường nội thành và vùng hạ nguồn sông Hương, sông Bồ). Số trường học bị ngập lụt ở thị xã Hương Trà là 65,07%; huyện Phong Điền 57,57%; huyện Phú Vang 54,21%;…

Tại các cơ sở mầm non, tiểu học, nhiều phòng học ẩm mốc, chăn gối, ly uống nước... ở các trường có bán trú đã bị hư hỏng, thất thoát. Để phòng dịch bệnh cho học sinh sau lũ, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các trường không thu thêm khoản kinh phí nào từ phụ huynh để sắm sửa lại mà sẽ vận động các nguồn để hỗ trợ cho các trường trang cấp mới các vật dụng phục vụ bán trú.

Tại các vùng thấp trũng do nhiều nhà bị ngập sâu nên sách vở, áo quần của các em bị ngâm nước. Những chồng sách vở được phụ huynh cẩn thận gói vào bọc ni- lông để lên nóc tủ cao nhưng nước lũ vẫn ngập. Nhiều cuốn sách, cuốn tập bị ẩm ướt, trang giấy dính vào nhau lem nhòe mặt chữ. Nhiều học sinh đã tranh thủ phơi sấy kỹ để có thể dùng lại. Tuy nhiên ở những vùng thấp trũng, nhiều học sinh của trường bị hư hại sách vở, đồ dùng học tập do nước lũ, rất cần được trợ giúp trong đợt này. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có trên 26.000 học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập, ước tính thiệt hại gần 9 tỷ đồng; trong đó, tiểu học là gần 8.000 em, trung học cơ sở là 12.330 em và THPT 5.760 em.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đối với các trường bị ngập lụt, các phòng GD&ĐT trên cơ sở các nguồn cứu trợ tập trung trang bị các thiết bị thiết yếu như chăn gối, áo quần, sách vở, áo quần và dụng cụ học tập cho học sinh. Những hạng mục sửa chữa mang tính cấp thiết thì có kế hoạch đưa vào sửa chữa trong năm để tránh phân tán nguồn lực. Hiện, ngành giáo dục đang thành lập ban tiếp nhận trung gian để đưa về hỗ trợ cho các trường. Một số trường cho nghỉ học dài ngày, ngành giáo dục sẽ có kế hoạch cụ thể để đảm bảo chương trình khi các em đi học trở lại.

Sớm ổn định học tập cho học sinh vùng lũ là điều cần thiết, song đối với vùng lũ, vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh khắc phục hậu quả, ngành giáo dục vẫn đang bám sát tình hình để đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay lại trường.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác

Mùa hè về, loại hình du lịch sinh thái gắn với tắm suối thác đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Việc chủ động các giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách phải được đặt lên hàng đầu.

Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác
Return to top