ClockThứ Hai, 05/06/2017 14:24

Đề nghị phạt nặng người bán quà vặt độc hại ở cổng trường

Đại biểu Quốc hội cho rằng, học sinh phổ thông đang đối mặt với thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc ngay tại cổng trường.

Sáng 5/6, Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo, giáo viên THPT Giao Thủy (Nam Định) cho rằng, trong khi xã hội đang lo lắng về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì 1/5 dân số là học sinh đang đối mặt với thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc ngay tại cổng trường.

Bà Thảo dẫn báo cáo giám sát cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2016, lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tấn phụ gia, thực phẩm của Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong khi đó, với trẻ em, tâm lý thích đồ ăn mới lạ, đẹp mắt nên quà vặt thành món ăn phổ biến sau giờ tan trường.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo phát biểu ở nghị trường. Ảnh: Quochoi.vn

"Ở lứa tuổi học sinh, các em không quan tâm đến nhãn mác, xuất xứ của đồ ăn vặt, mà chỉ cần ngon miệng, rẻ, hợp túi tiền. Có cầu sẽ có cung, nhưng hầu hết người bán không thể trả lời về xuất xứ của những món hàng đó", đại biểu Thảo nói và bày tỏ lo lắng trước thực tế một gói ô mai chỉ có giá 500 đồng, một gói thịt khô chỉ vài nghìn đồng. Các đồ ăn đều được tẩm ướp gia vị, hoá chất rất bắt mắt.

"Các chất này rất độc hại với các em, người bán dù biết nhưng vì lợi nhuận vẫn cung cấp", đại biểu nhấn mạnh.

Theo bà, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên đã cho con tiền ăn sáng và tiêu vặt, mà không biết con mình đã dùng để mua những món quà tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở cổng trường.

"Cơ thể các em cần nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển về thể chất. Những món quà vặt nói trên chưa gây hậu quả tức khắc, mà chất độc dần ngấm vào, tích lũy trong người và đến một lúc nào đó mới gây các bệnh như tiểu đường, béo phì, tổn thương thần kinh, suy gan, suy thận, thậm chí ung thư", đại biểu Thảo nêu vấn đề và cho rằng, trách nhiệm nằm ở chính quyền địa phương.

Nữ đại biểu nêu một số kiến nghị, đầu tiên là gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn, giúp các em nói không với thực phẩm bẩn; nhân rộng mô hình căng tin hợp vệ sinh trong khuôn viên. "Cần có một đầu mối làm chủ quản trong lĩnh vực này, tăng chế tài đối với các vi phạm", đại biểu nói.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học
Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

Từ ngày 17 đến 19/1, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 350 điểm cầu trên toàn quốc. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại hội trường Sở GD&ĐT.

Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

TIN MỚI

Return to top