ClockThứ Sáu, 26/06/2015 09:36

Dệt may Việt Nam “hút” vốn đầu tư nước ngoài

TTH.VN - Với lợi thế về nhân công, môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam được dự báo sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Hôm nay (25/6), tại Hà Nội diễn ra “Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2015”, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sợi.

Theo Hiệp hội Bông-sợi Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh về năng lực sản xuất, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới.

Đến năm 2030, quy mô sản xuất hàng dệt may toàn thế giới sẽ mở rộng gấp đôi so với hiện nay. Doanh số đạt hơn 1.660 tỷ USD; sản lượng của khu vực châu Á sẽ chiếm khoảng 60% sản lượng dệt may thế giới, quy mô sản xuất tại châu lục này cũng sẽ tăng gấp 2,4 lần so với thời điểm hiện nay.

Đặc biệt, Việt Nam có lợi thế về nhân công, môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nên dự báo sẽ là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư dệt may lớn trên thế giới.

Diễn đàn dệt may Việt Nam 2015

Tại diễn đàn, các Tập đoàn dệt may và các chuyên gia kinh tế đã chia sẻ thông tin thị trường dệt may quốc tế và cơ hội ngành dệt may Việt Nam; xu hướng dịch chuyển đầu tư của các nhà sản xuất dệt may thế giới, phương thức liên kết các chuỗi cung ứng quốc tế của các thương hiệu toàn cầu…

Các đại biểu nhận định, ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các khâu trong chuỗi sản xuất như dệt nhuộm; đồng thời, khai thác hết các tiềm năng của thị trường trong nước, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại một thị trường nhất định.

Để đón làn sóng đầu tư vào ngành dệt may và chuẩn bị tâm thế gia nhập các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới, bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực để kêu gọi các doanh nghiệp kể cả nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào những điểm yếu nhất.

Ngoài ra, theo bà Dung, cần phải tăng cường mối liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất may với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu phụ trợ, để tận dụng được các thành phẩm của nhau để làm nguyên liệu sản xuất cho dệt may. Như vậy, dệt may Việt Nam mới đáp ứng được xuất xứ và được hưởng lợi từ FTA, trong đó có TPP./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

Chiều 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức tọa đàm - hội thảo khoa học với chủ đề "Phát huy vai trò đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", chào mừng Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54
Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật

Hội nghị cập nhật kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về đầu thầu theo Luật Đấu thầu và Nghị định 24/2024/NĐ-CP được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/5; thu hút hơn 180 đại biểu tham dự là doanh nghiệp, cán bộ ban quản lý dự án.

Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật
Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024.

Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

TIN MỚI

Return to top