ClockThứ Sáu, 22/07/2016 10:23

Kéo khách “Mùa khó“

TTH - Sau sự cố cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, du lịch khu vực này đang gặp nhiều khó khăn. Nằm trong vùng bị ảnh hưởng, Huế chịu tác động không nhỏ.

Tuy nhiên, nhìn vào con số 6 tháng đầu năm, du khách đến Thừa Thiên Huế đạt gần 1,7 triệu lượt, tăng 6,7% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 610 ngàn lượt. Khách ngủ qua đêm đạt 838 ngàn lượt, khách du lịch tàu biển ước đạt 21 ngàn lượt. Doanh thu du lịch đạt 1.490 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015. Tất cả các chỉ số này đều tăng cho thấy một tín hiệu tích cực trong cụm Bắc Trung bộ bị giảm sút, âu đó cũng là điều đáng mừng.

Tại cuộc họp bàn giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn giữa các bộ, ngành và Chính phủ mới đây, kết quả du lịch 6 tháng đầu năm của Thừa Thiên Huế tạo nên một bất ngờ nho nhỏ. Nhìn nhận toàn diện, đó là cả nỗ lực của tổng thể mới có con số như vậy. Ngoài thế mạnh du lịch văn hóa di sản (thu hút phần lớn lượng khách đến với Huế) thì các sản phẩm khác như du lịch sinh thái, cộng đồng, hội nghị, hội thảo… góp phần cho con số tăng trưởng theo. Càng không thể không nhắc đến Festival Huế 2016, một sự kiện văn hóa lớn kích cầu và thu hút du khách trong, ngoài nước đến Huế. Bên cạnh đó còn có sự tác động của các đường bay liên kết du lịch, đón khách du lịch tàu biển…

Tìm cách kéo khách trong mùa du lịch khó và nhiều cạnh tranh như hiện nay khiến những người làm du lịch đau đầu.

Ngoài việc chăm chút, đầu tư thêm cho các sản phẩm văn hóa – di sản sẵn có, chuyển hướng du lịch (ngoài du lịch biển) cần được duy trì. Hướng đi này phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, và được xem là sự nhạy bén kịp thời. Sự chuyển hướng đáp ứng nhu cầu du lịch nhất là vào mùa khách nội địa giúp các hãng lữ hành không bị chững lại mà còn tạo thêm sản phẩm mới cho du khách lựa chọn: tour du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá hệ thống suối, hồ. Huế nhiều tài nguyên, đa dạng địa hình… phát triển thêm sản phẩm mới là điều không thể thiếu khi những “người láng giềng” bứt phá và chúng ta bị bỏ lại khá xa. Ngoài ra, cần mở rộng xúc tiến quảng bá, kích cầu du lịch, liên kết vùng, miền để tạo ra nhiều điểm đến hấp dẫn, nhiều lựa chọn cho du khách. Công việc này đã và đang được triển khai, song, người trong ngành thừa nhận, xúc tiến, mở rộng liên kết đang là khâu yếu nhất nên cần sự đầu tư nhiều và mạnh hơn.

Đi sâu vào các hãng lữ hành, những tháng vừa qua thực sự là một cuộc đấu tranh “sinh tồn”. Những người quản lý tìm mọi cách để giữ doanh thu, cắt giảm các chi tiêu không cần thiết, liên kết cùng nhau kéo khách, tìm sản phẩm mới… Đại diện một hãng lữ hành chia sẻ rằng chưa bao giờ anh thấy khó khăn như thế này, song, trong cảnh ấy cần những cái bắt tay để hỗ trợ và chia sẻ cùng nhau. Hơn cả, cần những động thái lớn hơn với những chiến dịch, chủ trương tầm khu vực, quốc gia mới giúp du lịch “vượt khó”.

Ngoài những kế hoạch thường niên mang tầm vi mô, còn nhiều vĩ mô để thay đổi cái nhìn về điểm đến của du khách, chí ít là thêm “những nụ cười” như Báo Thừa Thiên Huế đã nêu; thêm sự thoải mái cho du khách từ dự án triển khai nhà vệ sinh công cộng miễn phí tại các khách sạn, nhà hàng mà Hiệp hội du lịch đang triển khai… Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch thừa nhận: “Có quá nhiều việc phải làm khi tách Sở, vừa ổn định nhân lực và cơ sở vật chất trong khi vẫn tiếp tục duy trì, tổ chức các hoạt động, thậm chí là phải làm nhiều hơn trong thời điểm khó khăn như hiện nay”.

Mục tiêu 3,1 – 3,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 3.000 tỷ, doanh thu trong xã hội đạt 8.000 tỷ đồng có thể chạm đến trong năm nay hay không có lẽ cũng cần sự nỗ lực nhiều hơn bình thường.

L.TUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Return to top