ClockChủ Nhật, 13/11/2016 09:42

Điểm nhấn bên sông Hương

TTH - Với nhiều du khách đến Huế, điều họ lấy làm tiếc và băn khoăn là vì sao không gian đẹp hai bờ sông Hương qua trung tâm TP. Huế bấy lâu chưa được đầu tư khai thác.

Riêng khu vực phía Nam, ngoài một vài khách sạn được xây dựng từ lâu, tranh thủ vị trí đắc địa nhìn ra sông, ở đây chỉ có các công viên cây xanh còn hoang sơ. Về đêm, chỉ có một vài điểm dừng chân cho du khách với bến thuyền Tòa Khâm cùng dịch vụ ca Huế và Phố đêm trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Một số thiết chế văn hóa ở khu vực này như Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Văn hóa Huế thì hãy còn đơn lẻ, chưa tạo được sự liên kết đồng bộ.

Băn khoăn ấy đã phần nào có câu trả lời khi mới đây, một dự án trị giá 63 tỷ đồng nhằm xây dựng mạng lưới kết nối tuyến đi bộ phía Nam sông Hương vừa được UBND tỉnh phê duyệt, triển khai trong năm 2016-2017. Dự án bao gồm các hạng mục như cầu đi bộ lát gỗ lim, bến thuyền, sân khấu biểu diễn, bãi đỗ xe, đường đi bộ, hệ thống điện chiếu sáng... nhằm tạo điểm nhấn liên kết khu vực dọc sông Hương, từ cồn Dã Viên đến cồn Hến.

Chuẩn bị cho dự án tạo điểm nhấn ấy, trước đó, tỉnh đã cho di dời tượng cụ Phan từ Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự về công viên Lê Lợi, cạnh sông Hương. Tiếp đó là tác phẩm điêu khắc “Cô gái Việt Nam” của cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn cũng được chuyển từ TP. Hồ chí Minh về Huế, đặt tại công viên Hai Bà Trưng. Mới đây nhất, UBND tỉnh có thông báo sẽ di dời Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị từ số 1 Phan Bội Châu về 17 Lê Lợi - địa điểm lý tưởng ở khu vực Nam sông Hương.

Với những bước đi quyết tâm, Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng đường Lê Lợi thành tuyến đường, địa chỉ văn hóa đặc sắc bên sông  Hương. Nơi du khách có thể chiêm ngưỡng gia tài nghệ thuật vô giá của cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, những tác phẩm để đời của Lê Thành Nhơn hay những bức họa nổi tiếng của Lê Bá Đảng...

Một điểm nhấn lý tưởng sau bao ấp ủ đang thành hình, để góp phần làm đẹp, làm sang cho Huế - một thành phố của thiên nhiên và di sản.

TIỂU MUỘI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Return to top