ClockThứ Ba, 06/12/2016 14:16

Đọc bia ký của Dương Phước Thu

TTH - Văn bia hay bia ký (bài văn khắc trên bia) là một thể loại văn học quen thuộc ở phương Đông cũng như ở Việt Nam từ thời cổ khi chưa có giấy in cho đến ngày nay. Bia ký ghi chép công đức, hành trạng được khắc lên đồng, đá, gỗ hoặc tuyên đọc ở các lễ mừng, tạ, lễ tôn vinh, hay vịnh cảnh nước non kỳ thú... Bia ký thường viết bằng văn xuôi hay các thể thơ, tế (văn tế), phú… và xen lẫn các thể loại, miễn sao làm nổi bật công đức, ngắn gọn mà xúc động lòng người.

Sách “Bia ký đền Huyền Trân và những bài văn tế…” của nhà báo Dương Phước Thu gồm 6 bài văn bia, văn tế viết trong mấy năm nay, mà tác giả dùng hai chữ “phụng soạn”, nghĩa là thời hiện đại, nhưng tuân thủ rất nghiêm ngặt những đặc trưng của thể loại văn chương cổ này, thỏa mãn được yêu cầu tâm linh thờ cúng, tôn vinh công đức để khắc vào bia đá tồn tại đời sau. Bia ký đền Công chúa Huyền Trân là tác phẩm văn bia tiêu biểu nhất của cuốn sách. Với vốn liếng hiểu biết lịch sử sâu rộng, thái độ tra cứu tham khảo cẩn trọng, tác giả tạc nên hình ảnh Công chúa Huyền Trân dấn thân mở cõi bảy trăm năm trước bằng bài văn bia ngắn với lối văn biền ngẫu, cô đúc trong 1.000 chữ, mà nói đủ công tích Huyền Trần phải cả trăm trang sách.

“Công chúa nổi tiếng thiên hương, tư chất thông minh, hiếu nghĩa vẹn toàn, ví như huyền ngọc quốc bảo”… Người như vậy, thần như vậy ắt được lập đền, dựng bia đá ghi công tích đặc biệt. lưu truyền việc tốt đời sau”. Và ngôi đền trên núi Ngũ Phong, đất Thần Kinh ấy đã hiển linh, mầu nhiệm. Nên “Núi không cần cao, có tiên là thiêng. Sông không cần sâu, rồng chầu thành nổi tiếng. Bởi vậy ngôi đền mới dụng mà đã linh ứng lan truyền”.

Sau bia ký đền thờ Huyền Trân là Chúc văn đọc tại lễ khánh thành đền thờ và an vị tượng Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông; Văn bia tưởng niệm công đức các liệt sĩ ở Bến Tre; Chúc văn đọc tại lễ chạp Mộ tổ và khánh thành tôn tạo Từ đường chi Nhất phái Tư học Nguyễn làng Ngọc Anh; Chúc văn đọc tại giỗ Thượng Thủy Tổ họ Phạm, Tả tướng quốc triều Lý Nam Đế ngài Phạm Tu; Văn bia tưởng niệm công đức các liệt sĩ. Các văn bia này đều được viết lời văn trang nghiêm, lẫm liệt

Đặc biệt, bài Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974 xúc động và nghĩa khí. Đây là lần đầu tiên gương chiến đấu hy sinh vì biển đảo Việt Nam của 74 người con của đất miền Nam được tôn vinh bằng một tác phẩm văn học chính danh.

Giặc cướp đảo lăm le, tấm thân này há chẳng tiếc/ Lũ bá quyền hùng hổ, mưu gian nọ hãy diệt trừ…

Cuộc đời tuy yếu, danh trượng phu còn mãi với giang sơn

Công nghiệp chưa thành, nợ nam tử đã đền cho đất nước

Ngoài bài văn tế thống thiết, phần chú thích còn ghi rõ tên họ và chức vụ của 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa - Bao chiến binh giữa đảo Hoàng Sa/ Những linh hồn Việt Nam bất tử!

Nhà báo Dương Phước Thu viết nhiều thể loại văn học như truyện ngắn, ký, nghiên cứu, văn bia… thể loại nào cũng để lại những tác phẩm ấn tượng với người đọc như: Dòng sông nắng đục mưa trong; Tử ngục Chín hầm và những điều ít biết về Ngô Đình Cẩn; Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn; Đất nước Việt Nam qua Cửu đỉnh…

Đọc “Bia ký đền Huyền Trần và những bài văn tế” của Dương Phước Thu, tôi luôn nghĩ đến trách nhiệm của nhà văn, nhà báo luôn hướng ngòi bút đến công cuộc dân sinh, kể cả phần tâm linh trước tổ tiên, trời đất. Và tôi cảm phục Dương Phước Thu đã bỏ nhiều công sức về việc này!

       Ngô Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo Quyết Chiến & cách lưu giữ độc đáo của Dương Phước Thu

Cách nay 8 năm, tôi thật sự bất ngờ khi nhận được một món quà tặng từ nhà báo Dương Phước Thu, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế cuốn sách nhan đề “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Báo Quyết chiến xuất bản ở Huế” do chính anh sưu tầm và chỉnh lý và được Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2015.

Báo Quyết Chiến  cách lưu giữ độc đáo của Dương Phước Thu
Theo dấu văn bia

Dưới cái nắng rát mặt, đưa đôi bàn tay cẩn thận tháo tấm giấy khỏi mặt văn bia một cách nhẹ nhàng, ánh mắt nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn cứ thế lia theo từng đường giấy từ trên xuống dưới. Từng dòng hán tự, hoa văn kiến trúc… lần lượt hiện lên trên lớp giấy như kéo ngàn xưa về với hiện tại khiến người xem cảm xúc rung động.

Theo dấu văn bia
Dịch bệnh và văn hóa ứng xử

Dịch bệnh là tai ương. Thế nhưng, chuyện về dịch bệnh ở Huế không chỉ có mất mát mà còn bao hàm cả những xử lý khoa học, những ứng xử đậm nét văn hóa và thấm đẫm nhân văn.

Dịch bệnh và văn hóa ứng xử

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top