ClockChủ Nhật, 06/08/2023 06:39

Chạy còng

TTH - Trang bị gọn ghẽ với đèn pin, chiếc xẻng, một cái que dài tầm 1m, bao đựng, bấy nhiêu đó là đủ để có những cuộc rượt đuổi còng thú vị vào ban đêm.

Sân bóng “ruộng” tuổi thơ

leftcenterrightdel

Trở về tuổi thơ với việc đào còng

Trở về tuổi thơ

Giữa hè, từ sau ngày 20 đến mùng 5 âm lịch là thời điểm thịt còng chắc và ngọt nhất. Bởi thế, những đêm tối trời cũng là lúc “lực lượng” chạy còng xuất hiện nhiều nhất trên bãi biển.

Anh Tuấn, 40 tuổi (Vinh Mỹ, Phú Lộc) cho biết: “Với tôi, những buổi chạy còng cực kỳ hấp dẫn. Còng mà tôi rượt bắt là còng gió, nó có chân cao, thoắt ẩn thoắt hiện, chạy nhanh như gió. Đặc biệt, loài này có tài lẩn trốn bằng cách núp kín trong hang, nếu đang đi kiếm ăn thì chúng vùi cát hoặc lủi ra biển. Mỗi cuộc rượt bắt là một lần thi gan vì chúng chạy nhanh, tự vệ rất giỏi, tập tính đào hang lại thông minh”.

Còng gió là loài đào hang trên cát và rất chuộng bãi biển vắng bóng người. Chỉ cần thấy động, chúng chui ngay vào hang hoặc lao ra phía biển ẩn nấp. Thuở trước, khi chưa có đèn pin, người ta thường đốt đuốc rượt còng, vừa rượt vừa hét. “Ngày nay đời sống tiện nghi, chủ yếu người ta đi rượt còng gió để “trở về tuổi thơ” hoặc tìm món ăn ký ức lạ miệng. Bởi thế số lượng người đi rượt còng cũng chẳng nhiều, nhưng đã đi là đi hết trải nghiệm thú vị này sang trải nghiệm thú vị khác”, anh Tuấn nói.

Một buổi đi chạy còng chỉ bao gồm các dụng cụ đơn giản. Khác với những người bẫy còng để buôn bán bằng phương pháp dùng xô nhựa, mồi cá (người ta dùng xô lớn, đào hố ở bãi biển, sau đó chôn xô thấp hơn mặt đất một vài phân, trong đáy xô bỏ cá ươn để dụ còng rơi vào xô), anh Tuấn và những người khác lại chạy còng hoặc đào bắt từng con còng gió tận hang với cảnh người hô, người rượt.

leftcenterrightdel
 Anh Hùng bắt được một con còng khôn lanh

Anh Hùng, một thành viên khác, cho biết: “Chúng tôi thường ra biển Giang Hải (Phú Lộc) vì bờ biển ở đây dài, bằng phẳng và nhiều còng gió. Chúng thường có màu thân tiệp với màu cát nhưng với những con còng lớn, đôi khi thân còng lại có màu xanh tím, bắt mắt. Bắt được những con này rất khó vì chúng có nhiều kinh nghiệm khi trốn tránh con người”.

Theo chân anh Tuấn và anh Hùng, chúng tôi được chứng kiến một pha bắt còng vừa vui nhộn, vừa lý thú. Khi tìm tới tận hang, anh Hùng dùng que dài dẫn lối, xúc từng xẻng cát để đường hầm của hang còng lộ rõ. Tưởng thế là xong, nào ngờ phía phải của hang lại xuất hiện thêm một lối hang nhỏ hơn, ngoắt ngoéo. Anh Hùng thốt lên: “Đào trúng hang con còng gió khôn lanh rồi! Không chỉ ngách này, có khi nó còn có thêm 2 - 3 ngách phụ gần sát ngay mặt đất để khi có kẻ thù xâm nhập chúng có thể nhanh chóng tẩu thoát bằng nhiều hướng khác nhau”.

Thợ “săn” cònglành nghề

Đúng như anh Hùng nhận định, sau khi kiểm tra hết tất cả các ngách hang, cuối cùng anh mới bắt được con còng gió to cỡ nắm tay trẻ em. Thân còng màu xanh tía nhìn bắt mắt.

Anh cho biết thêm: “Tuy còng gió có con khôn lanh nhưng cũng có con biếng nhác. Còng to khôn ngoan ít khi đào nông, nhưng cũng có đôi lần tôi bắt gặp hang còng đào nông, rất dễ bắt. Nhưng như thế thì chẳng còn gì thú vị”.

Đôi càng của còng gió là vũ khí hết sức đáng sợ, không chỉ khỏe, phản xạ của chúng cũng rất nhanh nhạy. Còng gió sẵn sàng tấn công người đào to lớn hơn mình gấp hàng trăm lần.

Rượt còng, đào còng mệt nhưng với những người xem chạy còng là thú vui và đam mê như anh Tuấn và anh Hùng, việc tay xúc cát đã rã rời mới tìm đến tận nơi còng trú ngụ hay bị còng dọa kẹp đều là những phút giây thư giãn lý thú. Khi ấy, các anh với kinh nghiệm nhiều năm chỉ cần lẹ làng lấy cây dò xét trước để né cú táp từ đôi càng bén khỏe. Sau đó dùng tay nhanh nhẹn thộp lấy mai còng, nhấc bổng chúng ra khỏi chiếc hang lắt léo là thu được ngay thành quả.

Còng gió làm được nhiều món ngon như nấu canh với mướp ngọt, còng rang muối ớt, còng rang hành tỏi chua ngọt, nấu cháo. Dù với món ăn nào, vị mặn mòi của còng gió đều rất đặc biệt. Không chỉ bởi chúng kiếm ăn nơi bờ biển thoai thoải quanh năm, mà còn bởi những con còng gió mang trong mình hương vị của tuổi thơ bao người một thời khốn khó.

Hơn thế nữa, chính những cuộc rượt đuổi, đào còng đã mang đến những cảm giác kỳ lạ, cảm giác sống động khi nhớ đến một thời ông cha thắp từng bó đuốc lớn, rượt còng trong lúc biển đang ầm ì sóng vỗ.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Khu vườn cổ tích” của tuổi thơ nơi biên giới

Cơ sở vật chất cũ xuống cấp trầm trọng, Trường mầm non Bắc Sơn (xã Trung Sơn, A Lưới) được trang bị cơ sở mới tọa lạc tại thôn A Đeng Pleng 2. Chỉ trong thời gian ngắn, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đoàn kết, nỗ lực 200%, đã xây dựng được cảnh quan môi trường đảm bảo, xanh tươi, thực sự là “khu vườn cổ tích” cho tuổi thơ nơi xã biên giới.

“Khu vườn cổ tích” của tuổi thơ nơi biên giới
Sân bóng “ruộng” tuổi thơ

Chiều nay, đưa lũ trẻ về quê thăm ông bà. Đi ngang qua con đường làng thân thuộc, vô tình bắt gặp một trận bóng đá sôi động với bầu không khí vô cùng nhộn nhịp ở trên một cánh đồng lúa vừa gặt còn nguyên đó những gốc rạ. Nhìn các cháu say sưa theo nhau tranh trái bóng, trong tôi lại mường tượng ra những người bạn cùng trang lứa, cũng đã từng có những trận cầu nảy lửa trên sân "ruộng" ngày nào.

Sân bóng “ruộng” tuổi thơ
Mùa dừa

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, vào những ngày hè nắng đổ lửa như thế này, thể nào ba tôi cũng lúi húi ra nương chuối. Ông nhặt nhạnh những tàu lá chuối đã khô, róc lấy sống lá nhúng nước cho dai và đan thành chiếc nài chắc nịch để trèo dừa.

Mùa dừa
Ghé biển xa

Còn rất nhiều bãi biển đẹp, có thể hơi xa trung tâm nhưng nếu thử một lần ghé biển xa du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị...

Ghé biển xa
Nhớ chiếc ti vi đen trắng

Có lẽ, trong ký ức của chúng ta, hình ảnh chiếc ti vi đen trắng và những lần rủ nhau đi “xem ké” nhà hàng xóm sẽ mãi là kỷ niệm không bao giờ quên.

Nhớ chiếc ti vi đen trắng
Return to top