ClockThứ Sáu, 29/07/2016 09:12

Hồ bơi về làng

TTH - Đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016, Trung tâm bơi lội - vui chơi King (Phong Hiền, Phong Điền) thu hút hàng trăm lượt khách/ngày, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện cho trẻ em và cả người lớn vùng nông thôn.

Trung tâm bơi lội-vui chơi xã Phong Hiền (gọi tắt là trung tâm) do ông Hồ Hữu Cường và ông Nguyễn Tiến Quý góp vốn xây dựng. Khởi công từ tháng 9/2015 với kinh phí đầu tư trên 3,5 tỷ đồng, đến nay trung tâm đã hoàn thiện, bước đầu đưa vào sử dụng 2 bể bơi. Một bể nhỏ độ sâu 0,6m dành cho trẻ em và 1 bể bơi sâu từ 1 đến 1,6m dành cho người lớn. Ngoài ra, trung tâm có nhà điều hành, phòng kỹ thuật, phòng tắm, phòng thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà hàng giải khát… Bước đầu, trung tâm thu hút một lượng lớn khách thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà đến tắm, học bơi.

Người dân đến Trung tâm tắm mát, học bơi

Ông Hồ Hữu Cường, quản lý trung tâm cho biết: “Xuất phát từ tình hình trẻ em nông thôn bị chết đuối do tắm sông, hồ, cộng với nhu cầu của đông đảo trẻ em nông thôn; nhất là ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà, chúng tôi đã mạnh dạn mở trung tâm bơi lội với mục đích tạo điểm tắm mát an toàn cho các em vào mùa hè. Khi có ý tưởng này và triển khai dự án, chúng tôi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp chính quyền trong việc cho thuê đất tại khu quy hoạch thể thao của xã.

Đến nay, trung tâm bơi lội – vui chơi King là điểm bơi lội đầu tiên do tư nhân đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ ngày đưa vào sử dụng đến nay, trung tâm đã mở 4 lớp dạy bơi cho 50 thanh, thiếu nhi. Hiện tại, trung tâm đang có 3 giáo viên vừa dạy bơi vừa làm công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Ông Nguyễn Tiến Quý, quản lý trung tâm cho hay, trung tâm đông người vào mỗi sáng và chiều tối. Hàng ngày, trung tâm đón từ 150 đến 200 lượt khách. Hiện nay trung tâm đang hoàn thiện các thủ tục để đi vào hoạt động lâu dài. Hướng tới, trung tâm sẽ đầu tư thêm hệ thống cây xanh nhằm tạo cảnh quan; đồng thời, tiếp tục đầu tư thêm 1,5 tỷ đồng thi công các hạng mục khu vui chơi cho trẻ em như: nhà banh, tàu lượn, ô tô điện… làm phong phú thêm các dịch vụ phục vụ trẻ em nông thôn.

Ông Trần Đức Thiện, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền cho biết, trung tâm xây dựng với diện tích trên 3.000m2, là điểm vui chơi, rèn luyện sức khỏe, giúp các em có kỹ năng về bơi lội; đồng thời giảm thiểu chết đuối sông, suối cho trẻ em vào mùa hè. Hiện nay, trung tâm có đầy đủ giáo viên dạy bơi, nhân viên y tế, nhân viên theo dõi, giám sát… đúng quy định. Cùng với sân đá bóng, bóng chuyền, trung tâm đã góp phần làm đa dạng hóa các loại hình thể dục thể thao, đưa phong trào bơi lội của xã nhà và các vùng lân cận thành phong trào luyện tập lành mạnh. Đây là một trong những điểm nhấn cho xã trên con đường giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Về hướng phát triển lâu dài, ông Quý và ông Cường mong rằng UBND huyện Phong Điền gia hạn thêm thời gian cho thuê đất từ 20 năm lên 50 năm để yên tâm đầu tư xây dựng tạo thương hiệu cho trung tâm.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sạch từ đường làng, ngõ xóm xuống biển

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, cộng đồng trách nhiệm vì một Huế xanh - sạch - sáng, thời gian qua, các ban ngành, đoàn thể, đơn vị của huyện Phú Lộc đã và đang cộng đồng trách nhiệm để cùng làm sạch các tuyến đường, bờ biển và nhân rộng các mô hình, hoạt động thiết thực.

Sạch từ đường làng, ngõ xóm xuống biển
Về làng “check-in”

Để quảng bá cảnh đẹp, thêm điểm vui chơi, giải trí, một số làng quê đầu tư cảnh trí đón khách về “check-in”.

Về làng “check-in”
Vua Hàm Nghi ghé làng La Chử

Làng La Chử được vinh danh là một trong những ngôi làng văn vật của đất Thần kinh. Đường thiên lý Bắc - Nam trước giờ đều chạy ngang, mang đến cho ngôi làng nhiều điều bất ngờ, thú vị. La Chử là một làng cổ, có lẽ được thành lập vào đời Trần không lâu sau khi Ngự sử trung tán Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý năm 1307.

Vua Hàm Nghi ghé làng La Chử
Làng

Ngày còn nhỏ, cứ nghe được về làng là vui náo nức. Bởi lúc đó, làng còn là một chốn xa xôi, có ruộng lúa mênh mông và trời xanh cao tít.

Làng
Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo: Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phát động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Đây là chủ trương, giải pháp lớn, mang nhiều ý nghĩa để sớm hạ tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức

TIN MỚI

Return to top