ClockThứ Hai, 01/06/2020 15:41

Không nên triệt hạ hàng loạt cây phượng đỏ như nhiều trường học ở TP. Hồ Chí Minh

TTH.VN - Sau khi cây phượng đỏ (phượng vĩ) ở Trường THCS Bạch Đằng gãy đổ gây thương vong cho 18 học sinh, nhiều trường học ở TP. Hồ Chí Minh đã cho chặt hạ hết các cây phượng trong sân trường. Đây là một việc làm mang tính đối phó - thấy người ta mất bò thì mình lo làm chuồng.

Cấp bách ngăn ngừa cây xanh đường phố gãy đổCung đường đi bộ thơ mộng ven sông Hương: Thêm sinh khí mới cho HuếTạo thêm nhiều không gian xanh cho đô thị HuếNgắm con đường đi bộ thơ mộng bờ Bắc sông Hương

Phượng vĩ được trồng phổ bến ở nhiều địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế

Xét cho kỹ thì đó là cách hành động cực đoan không nên có. Bởi lẽ rằng, không riêng gì cây phượng mà bất kỳ cây gỗ nào cũng có thể gãy đổ do cây già cỗi, hết sức sống hoặc đang ở tuổi trung niên nhưng thân hoặc rễ của cây bị thương tổn nặng.

Trong khuôn viên của nhiều trường học trên cả nước, trong đó có Thừa Thiên Huế, ngoài cây phượng ra còn hiện hữu nhiều loài cây bóng mát khác nữa, trong đó có loài có kích cỡ đồ sộ hơn cả phượng như xà cừ (sọ khỉ), nhạc ngựa… thậm chí có loài có thân giòn dễ tước cành, xẻ thân, lắm khi chưa đổ ngã nhưng gặp gió chướng thì thân xẻ làm đôi rồi đổ ập xuống cũng rất nguy hiểm, chẳng hạn như cây lim xẹt cánh (nhiều người còn gọi là phượng vàng), keo lá tràm ...

Nhìn một cách khách quan, thực tế đã cho thấy, phượng đỏ là loài cây có rễ bạnh, nếu không bị tổn thương thì không dễ tróc gốc, đổ ngã như nhiều ý kiến của cư dân mạng. Ai đã sinh sống ở Huế, nếu có quan tâm thì ắt đã thấy rằng biết bao cây phượng cổ thụ trong các sân trường, công viên, thậm chí ở vỉa hè đường phố nếu không bị tác động tiêu cực bởi con người (bó vỉa, lát nền, lắp đặt công trình kỹ thuật ngầm… gây tổn thương rễ) thì vẫn trường tồn theo năm tháng, từng chống chịu được gió bão, lụt lội để vươn lên, đâm cành toả tán, đơm hoa hằng năm làm đẹp cảnh quan, môi trường.

Hình ảnh cây phượng ngã đổ ở Trường THCS Bạch Đằng vừa nói cho thấy hệ thống rễ của cây bị tổn thương rất nặng, không có rễ cọc, hệ thống rễ bên rất hạn chế, một vài rễ bạnh đã bị thối mục. Hiện trạng như thế cây đổ ngã là điều tất yếu.

Thật ra, bất kỳ cây gỗ gì được đưa trồng để gây bóng, tôn tạo cảnh quan, nếu không quan tâm đến phương pháp trồng, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc bão dưỡng thì luôn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương làm giảm tuổi thọ, dễ đổ ngã khi gặp gió bão, thậm chí đỗ ngã thình lình khi cành tán nặng trĩu vượt sức chịu đựng của hệ rễ đã bị tổn thương.

Thực tế những chục năm gần đây cho thấy, do nôn nóng có cây sớm định hình, các đơn vị chủ quản đã đưa trồng cây kích cỡ lớn, đường kính thân có khi 30 – 40 cm. Để dễ vận chuyển, đơn vị thi công đã bứng bầu rất nhỏ, cắt hết rễ cọc bao gồm cả đoạn sinh trưởng là nơi sinh ra rễ cấp một, đồng thời cũng gọt hết hệ rễ bên; cành nhánh cũng được cắt tỉa cho gọn. Hệ quả sau khi trồng là:

- Hệ rễ tái tạo chỉ là rễ thứ cấp mọc ra từ các đoạn rễ bên còn lại, chúng có kích thước ngắn, nhỏ và ăn ngang, khó bám chặt môi trường để giữ vững cây. Trong khi đó, do bê tông hoá mặt sân trường, mặt vỉa hè, hệ rễ này bị yếm khí và thiếu ẩm, không thể phát triển được, ngày càng thui chột, chết khô. Với những cây có hệ rễ bạnh như cây phượng càng chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là khi lắp đặc các công trình kỹ thuật ngầm, thi công bó vỉa, xây bồn … nhiều đoạn rễ bạnh bị cắt bỏ, số còn lại bị sây sát, dập vỏ tạo điều kiện cho các vi sinh vật (vi nấm, vi khuẩn, giun dế…) xâm nhập tác hại, dần dần nhiều rễ bị thối mục;

- Các vết cắt rễ không được trám bít bằng các vật liệu chuyên dụng. Khi trồng xuống các vết này sẽ bị vi sinh vật xâm nhập gây hại, rễ tổn thương, hư hỏng dần khiến cây không bám chặt được vào môi trường, khi cành tán phát triển sum suê gia tăng trọng lực sẽ làm cây đổ ngã;

-  Các vết cành cũng không được trám bít, bị nước mưa thấm dần gây mục đảo tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật xâm nhập gây thối cành, bộng thân tạo nên nguy cơ tước cành, gãy thân.

Trong quá trình cây phát triển, lẽ ra hằng năm, đơn vị chủ quản phải tỉa cành tạo tán, hạ độ cao để vừa tạo tán đẹp vừa làm gọn tán thì nhiều nơi không thực hiện. Nhiều trường hợp đơn vị chủ quản có quan tâm, cho cắt tỉa định kỳ, nhưng thay vì cắt tỉa vào thời điểm nắng nhẹ, ít mưa (đầu mùa xuân) thích hợp với mùa sinh trưởng của cây thì lại cắt tỉa để đối phó vào đầu mùa mưa bão, đồng thời tạo mặt cắt nằm ngang, các vết cắt không được trám bít, đến mùa mưa nước mưa thấm vào gây mục đảo, dần dần các loại vi sinh vật tác động gây thối cành, bộng thân cũng là nguyên nhân gây đổ ngã cây.

Qua những gì vừa được phân tích, chúng tôi nghĩ rằng, không nên vì quá lo âu và để được an toàn tuyệt đối mà lại cho chặt hạ toàn bộ cây phượng trong sân trường. Đó là một việc làm cực đoạn, lãng phí, thiếu thực tế và phi khoa học.

Điều quan trọng là cần có tư duy về sinh học thực vật để áp dụng các biện pháp lâm sinh trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo quản. Các nhà trường không có chuyên môn thì cần hợp đồng với đơn vị chuyên môn, các nhà tư vấn để chọn đúng phương thức trồng (chủng loại cây, vị trí trồng, khoảng cách trồng), đúng kỹ thuật (kích cỡ thân, kích cỡ bầu rễ, kích cỡ hố trồng …) chăm sóc đúng quy trình (cắt tỉa đúng lúc, đúng kiểu, đúng kỹ thuật; tưới bón, phòng trừ sâu bệnh hại …); thường xuyên thăm khám để phát hiện kịp thời các nguyên nhân bất cập, các tổn thương nếu có để có biện pháp khắc phục đồng thời phát hiện sự già cỗi của cây, sự tổn thương trầm trọng không thể lưu giữ cây để có biện phám chặt hạ hay di dời để chăm sóc bảo tồn (với cây quý hiếm).

Có như thế thì sẽ tránh được những rủi ro không đáng có, giữ được sự bền vững cho cây trồng từ đó sẽ giữ được màu xanh cần có cho sân trường, tạo được cảnh quan đẹp mắt, có nền vi khí hậu trong lành cho con em học sinh và tập thể thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên của trường.

Bài, ảnh: Đỗ Xuân Cẩm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Rèm xanh” cho căn nhà

Phủ xanh ngôi nhà bằng các loài cây leo là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Như những “tấm rèm xanh” tự nhiên, những dàn cây leo không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ nắng mưa, tạo nên không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu giữa chốn đô thị.

“Rèm xanh” cho căn nhà
Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Bảo vệ cây xanh bằng nhiều cách

Cứ mỗi lần nghe tin sắp có bão lớn là nhiều người ăn ngủ không yên. Người ở nhà dưới cấp 4, nhà tạm thì lo nhà sập. Người ở nhà trên cấp 4 một tí thì lo gió làm tốc mái, lo cây đổ đè sập nhà, làm đứt đường dây điện chiếu sáng, đứt dây điện thoại, gây tai nạn chết người. Người ở nhà kiên cố, nhà rường thì lo sạt mái ngói. Người có xe ô tô đậu ngoài đường thì lo cây đổ đè hư hỏng.

Bảo vệ cây xanh bằng nhiều cách
Gia cố cây xanh trước mùa mưa bão

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai cắt tỉa cây xanh và gia cố các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 20/9.

Gia cố cây xanh trước mùa mưa bão

TIN MỚI

Return to top