ClockChủ Nhật, 04/11/2018 15:18

Nhặt rác kêu gọi bảo vệ đầm phá Tam Giang

TTH.VN - “Rác rất nhiều, chủ yếu là túi ni lông vương vãi khắp nơi, từ mặt nước cho xuống đáy đầm phá Tam Giang… đã đến lúc chúng ta phải xem lại và lên tiếng bảo vệ cho hệ sinh thái và môi trường sống” – nhiều bạn trẻ tham gia ngày nhặt rác trên đầm phá Tam Giang đoạn thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) đã thốt lên như thế.

Vẫn chuyện rácNhặt rác nói lời cảm ơn dòng Hương

Các bạn trẻ cùng nhau nhặt rác dọc theo phá Tam Giang - đoạn đi qua Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi

Chương trình do dự án “Giáo dục đồng đẳng về chăm sóc sức khỏe học đường” (HIPE) tổ chức vào sáng 4/11 với sự tham gia của hơn 100 bạn trẻ là những người yêu sống xanh từ TP. Huế và huyện Quảng Điền tham gia. Với một thông điệp ngắn gọn được đưa ra “Rác không chạm đất - Văn hoá xanh, không tạo rác” buổi nhặt rác không chỉ hướng tới việc làm sạch, bảo vệ môi trường mà kêu gọi người dân sống quanh khu vực này cùng hành động.

Được chia thành nhiều nhóm, các bạn trẻ cùng tỏa đi nhiều hướng dọc theo phá Tam Giang đoạn qua thôn Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Lợi) để cùng nhau nhặt rác. Trong 2 tiếng đồng hồ, những bạn trẻ đã gom hơn 20 bao rác lớn chủ yếu là túi ni lông, ngư lưới cụ đã qua sử dụng, hộp nhựa, xốp, ống hút, đót thuốc, mảnh vỡ thủy tinh…

“Nhắc đến Huế, người ta không quên nhắc đến phá Tam Giang – một trong những hệ đầm phá rộng nhất Đông Nam Á với hệ sinh thái đa dạng, điểm đến hấp dẫn. Nhưng thời gian gần đây, ý thức của người dân vẫn còn hạn chế trong việc việc bảo vệ môi trường sống” – Quỳnh Châu, một bạn trẻ tham gia chương trình nhặt rác nói. Châu cho biết, đã đến lúc phải lên tiếng và tăng cường tuyên truyền, không riêng gì khu vực Ngư Mỹ Thạnh mà ở những vùng quê có phá Tam Giang đi qua.

Thông điệp của chương trình nhặt rác kêu gọi mọi người lên tiếng và hành động để "Rác không chạm đất"

Theo đại diện HIPE, đây là một trong những hoạt động cộng đồng lớn về môi trường của dự án, được thực hiện hàng tháng tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Những hình ảnh các bạn trẻ nhặt rác kêu gọi bảo vệ môi trường trên phá Tam Giang được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Rác chủ yếu ở khu vực này là ni lông, một trong những loại rác rất khó phân hủy 

Đót thuốc lá thải ra môi trường. Trong ảnh, một bạn trẻ đã dùng bịch nhựa nhặt được sau đó cho đót thuốc vào bên trong trước khi đưa đi tiêu hủy

Một nhóm bạn trẻ đi dọc theo con đập trên phá Tam Giang để nhặt rác

Hương Lan - một người trẻ yêu Huế lặn lội từ TP. Huế về khu vực nhặt rác từ khá sớm tham gia chương trình. "Nhặt rác là một hành trình dài. Nhưng hành trình của rác cần phải có sự chung tay của những người đang sinh sống nơi mình đang nhặt, hành trình đó phải được xây dựng từ ý thức" - Hương Lan đúc kết

Theo đơn vị tổ chức, những sự kiện thế này giúp kêu gọi người dân cùng chung tay giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp cho chính mình

Không chỉ ở trên bờ, những bạn trẻ tham gia vớt rác đã mượn thuyền của người dân để di chuyển trên mặt phá vớt rác 

Trong vòng hai tiếng, những bạn trẻ đã gom hơn 20 bao rác lớn chủ yếu là túi ni lông, ngư lưới cụ đã qua sử dụng, hộp nhựa, xốp, ống hút, đót thuốc, mảnh vỡ thủy tinh… 

Rác được cho vào bao, sau đó đưa lên xe và chở đến khu vực tiêu hủy

Bên cạnh nhặt rác, những người tổ chức cũng tuyên truyền các em nhỏ cách bảo vệ môi trường bằng cách đọc sách, vẽ tranh. Trong ảnh là những bạn thiếu nhi Ngư Mỹ Thạnh tham gia cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường...

Phan Thành (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Mùa nước nổi bên chân phá

Với những ai sống bên vùng chân phá Tam Giang, hẳn là năm nào cũng trải qua một vài đợt lũ lụt. Mùa lũ lụt tất nhiên sẽ hằn thêm nhiều lo âu về đảm bảo an toàn cho tài sản, tính mạng, nhưng cũng là cơ hội để ngư dân tăng thu nhập, bởi mỗi mùa con nước lên sẽ mang theo nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Mùa nước nổi bên chân phá
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top