ClockThứ Bảy, 07/05/2022 14:45

Phát huy vai trò “giá đỡ”

TTH - Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người lao động (NLĐ) và gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ). Đồng hành và góp phần phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ NLĐ và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt hại lâu dàiĐào tạo gần 100 nhân viên đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Các đại lý thu tư vấn và giới thiệu các chính sách BHXH, BHTN tại các chợ truyền thống

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Là nhân viên một DN du lịch trên địa bàn TP. Huế, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cuối năm 2021 chị Nguyễn Thị Thu, trú tại phường Xuân Phú, TP. Huế phải nghỉ việc, chuyển sang kinh doanh hàng online. Sau khi được phòng nhân sự công ty và nhân viên BHXH tỉnh tư vấn, chị Thu hoàn tất các thủ tục để nhận chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). "Trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19 và công việc không ổn định, khi nhận chế độ BHTN tôi rất vui. Sau khi nghỉ việc ở DN, BHXH đã hướng dẫn để tiếp tục đóng bảo hiểm, sau này có cơ hội nhận lương hưu để chăm sóc sức khỏe khi về già", chị Thu chia sẻ.

Thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, nhất là các lĩnh vực dịch vụ, du lịch; nhiều đơn vị phải tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản dẫn đến giảm số lao động tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và BHTN. Từ đó, việc chuyển nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của các DN không kịp thời, dẫn đến nợ đọng. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, một bộ phận người dân gặp khó khăn do công việc không ổn định, bị mất việc làm, nguồn thu nhập bị giảm sút. 

 Trước thực trạng đó, BHXH tỉnh đã chủ động triển khai các chế độ chính sách BHXH, đồng thời tích cực và quyết liệt tham gia cùng với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người dân, NLĐ và đơn vị SDLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây là các chính sách chưa có tiền lệ, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong bối cảnh dịch bệnh tác động nặng nề lên nhiều mặt đời sống xã hội, đặc biệt đối với người dân, NLĐ và DN.

Theo lãnh đạo BHXH tỉnh, ngoài việc kịp thời ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho đơn vị SDLĐ và NLĐ gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị SDLĐ về quy trình kê khai thủ tục, thời gian nộp hồ sơ. Việc huy động lực lượng tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chính sách được triển khai bằng nhiều hình thức, như trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, qua Cổng Giao dịch điện tử BHXH Việt Nam và qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; thường xuyên báo cáo nội dung công việc triển khai đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh và bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Công tác truyền thông cũng được chú trọng triển khai để đơn vị SDLĐ và NLĐ dễ dàng tiếp cận thông tin.

Đòn bẩy để phục hồi kinh tế

Với phương châm giúp NLĐ bớt đi khó khăn trong cuộc sống, người SDLĐ giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi và duy trì sản xuất, BHXH đã triển khai Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 của Chính phủ với thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tính đến hết tháng 3/2022, BHXH tỉnh đã thực hiện rà soát, đối chiếu và giảm số tiền đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 18,3 tỷ đồng cho hơn 83.500 NLĐ ở 2.779 đơn vị. Đồng thời, đã tiếp nhận, rà soát và xác nhận cho 232 NLĐ ở 6 đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Đến nay, BHXH tỉnh đã xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc cho 2.601 người ở 93 đơn vị; 477 NLĐ tham gia đào tạo ở 1 đơn vị và 3.691 NLĐ ở 9 đơn vị đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất.

Ngoài ra, BHXH tỉnh đã thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ và người SDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ BHTN đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, vừa có sự chia sẻ rủi ro vừa thể hiện vai trò “giá đỡ” của Quỹ BHTN cho NLĐ và người SDLĐ.

Về chính sách giảm mức đóng vào Quỹ BHTN, BHXH tỉnh đã kịp thời thông báo thực hiện giảm mức đóng vào Quỹ BHTN từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ thuộc đối tượng đang tham gia BHTN phần đơn vị SDLĐ đóng kể từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 cho 2.728 đơn vị SDLĐ, tương ứng với số tiền ước được giảm đóng vào Quỹ BHTN hơn 50,9 tỷ đồng. Đối với chính sách hỗ trợ NLĐ từ Quỹ BHTN, BHXH tỉnh đã xét duyệt cho 105.407 người hưởng với số tiền 259,2 tỷ đồng, thực hiện chi trả cho 96.700 người với tổng số tiền là 233,96 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo mới gần 100 nhân viên thu bảo hiểm

Hoạt động trên vừa được Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức nhằm mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), phục vụ mục tiêu thực hiện BHXH toàn dân trên địa bàn.

Đào tạo mới gần 100 nhân viên thu bảo hiểm
Nhiều tiện ích từ “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4.0”

Theo thống kê, hiện hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiều tiện ích từ “hệ sinh thái bảo hiểm xã hội 4 0”
Khi cơ chế đặc thù được phát huy

Các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đang trở thành công cụ hỗ trợ phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi cơ chế đặc thù được phát huy
Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Return to top