ClockThứ Hai, 04/11/2019 14:43

Trao sinh kế, tạo động lực phát triển kinh tế

TTH - Tổng hợp các nguồn lực để chăm lo đời sống, hỗ trợ hội viên nghèo phát triển kinh tế là một trong những nội dung hoạt động được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện A Lưới tập trung triển khai.

Phiên chợ vùng cao A Lưới: Nơi hướng đến sản phẩm nông nghiệp hàng hóaĐộc đáo phiên chợ vùng cao A LướiNuôi cá tầm ở vùng cao A Lưới

Hội LHPN huyện A Lưới hỗ trợ dê giống giúp hội viên phát triển kinh tế

Vươn lên thoát nghèo

Chồng mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến suy giảm sức lao động, một mình chị Đoàn Thị Lài (chi hội 3) trở thành trụ cột kinh tế gia đình với đàn con nheo nhóc. Bao năm nay, chị Lài vẫn loay hoay với giấc mơ thoát nghèo do thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất.

Hiểu rõ hoàn cảnh của chị Lài, Hội LHPN thị trấn A Lưới đã giúp đỡ chị tiếp cận các nguồn quỹ hỗ trợ của đơn vị thông qua các mô hình như “Nuôi heo đất”, “Tiết kiệm xanh”…

“Không chỉ giúp đỡ về heo giống và dê để phát triển chăn nuôi, chị em trong hội liên tục thăm hỏi, động viên và truyền đạt cho tôi kinh nghiệm chăn nuôi. Đó là động lực để tôi “đánh liều” vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để mở rộng quy mô chăn nuôi, giúp gia đình có thêm thu nhập”, chị Lài chia sẻ.

Bà Hồ Thị Hồng Lê, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn A Lưới cho hay, hoàn cảnh của hội viên Đoàn Thị Lài sau khi được đơn vị giúp đỡ đã từ hộ nghèo thành hộ cận nghèo và sẽ sớm thoát nghèo trong thời gian tới.

Đến nay, mô hình "Nuôi heo đất" và "Tiết kiệm xanh" bằng cách vận động hội viên thu lượm chai nhựa, vỏ lon bán gây quỹ đã được 8/8 chi hội hưởng ứng, qua đó giúp đỡ được nhiều hội viên khó khăn với hàng chục suất quà mỗi dịp lễ tết và các mô hình chăn nuôi tiết kiệm…

Theo Hội LHPN huyện A Lưới, dưới sự chỉ đạo của Huyện hội, các Hội LHPN cấp xã, thị trấn đã đăng ký giúp đỡ từ 1 - 2 hội nghèo thoát nghèo bằng nhiều hình thức như: giúp ngày công lao động, vay vốn sản xuất, hỗ trợ con giống với tổng số đăng ký là 42 hộ trong năm 2018. Nổi bật phải kể đến một số xã như: A Ngo, Hồng Quảng…

Đa dạng hình thức hỗ trợ

Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới cho biết, với phương châm “trao cần câu” thay vì cho cá, Huyện hội tập trung hỗ trợ hội viên tự lực vươn lên thoát nghèo với nòng cốt là phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Phong trào trên được các cấp hội tích cực triển khai với hình thức đa dạng như: nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế, xây dựng kế hoạch hoạt động một số mô hình, tổ nhóm phụ nữ liên kết, sản xuất kinh doanh và dịch vụ…

Năm 2018, Hội LHPN huyện A Lưới đã thành lập 1 hợp tác xã từ 2 tổ liên kết trước đây và thành lập mới 3 tổ liên kết phụ nữ “Nuôi gà kiến và trồng chuối theo quy trình VietGAP”; năm 2019 tiếp tục thành lập Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh nấm - ổi hữu cơ Hồng Lý với 11 thành viên tham gia. Nhiều lớp tập huấn về kỹ năng phát triển quản lý nhóm, nghiệp vụ bán hàng và tiếp thị sản phẩm cho hợp tác xã cũng được Huyện hội triển khai. Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện A Lưới đã xây dựng kế hoạch vận động thực hành tiết kiệm tại chi hội, tạo nguồn vốn tại chỗ để hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo vay phát triển sản xuất, chăn nuôi với số tiền gần 450 triệu đồng trên địa bàn 21 xã, thị trấn trong năm 2018.

“Trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” kéo dài đến cuối năm, các cấp hội trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục vận động, kêu gọi hội viên và các nhà hảo tâm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho bà con ăn tết ấm no, đầy đủ”, bà Lê Thị Quỳnh Tường cho biết thêm.

Năm 2018, công tác vận động hội viên phụ nữ hỗ trợ lẫn nhau vượt khó được các cấp hội ở A Lưới quan tâm với hơn 4.300 ngày công lao động, gần 6.000 nghìn lon gạo tình thương, 400 gùi củi và trên 42 triệu đồng.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Return to top