ClockThứ Sáu, 10/07/2020 14:48

Hơn 30 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong 6 tháng đầu năm

6 tháng qua, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 30 triệu lao động cả nước bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua.

Nét đẹp từ lễ hội đua thuyền truyền thốngLHQ cảnh báo bùng nổ tình trạng buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm COVID-19 giảNhiều điểm mới ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 202021/24 chi nhánh ngân hàng hỗ trợ khách hàng gặp khó khănPháp cam kết dành 7,5 tỷ euro để hỗ trợ nhân viên y tếCon đường gập ghềnh để Đông Á – Thái Bình Dương vực dậy sau dịchThêm 3 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020

Sáng 10/7, Tổng cục Thống kê họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020. Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã thông báo về tình hình lao động việc làm trong thời gian này.

Theo đó, dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1/2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trong các ngành trên cả nước.

Tính đến tháng 6 vừa qua, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Ảnh  hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng. Trong tổng số 30,8 triệu trường hợp bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch với 72% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.

Trong 6 tháng qua, tỷ lệ lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Cụ thể, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 2 là 51,8 triệu người, giảm 2,4 triệu người so với quý trước và giảm gần 2,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Lao động có việc làm trong thời gian này giảm tương ứng so với mức giảm của lực lượng lao động.

Số lao động có việc làm phi chính thức trong quý 2 là 19,5 triệu người, giảm 516.000 người do với quý trước và giảm 634.000 người so với cùng kỳ năm trước. Đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương trong thị trường lao động khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc.

Thu nhập cũng giảm theo

Cũng theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động quý 2 là 5,2 triệu đồng, giảm 525.000 đồng so với quý trước và giảm 279.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên thu nhập của lao động trong quý 2 giảm so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm qua. Trong khi đó, thu nhập bình quân tháng của lao động quý 2/2019 so với cùng kỳ năm 2018 tăng tới 16,6%.

Trong số 21 ngành kinh tế, các ngành có thu nhập bình quân tháng của lao động quý 2/2020 giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước là ngành nghệ thuật, vui chơi, giải trí, vận tải, kho bãi, ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác…

Về tỷ lệ thất nghiệp, bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ thống kê dân số và lao động cho hay, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý 2/2020 là 2,73%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 4,46%, cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo bà Thủy, dịch Covid-19 đã khiến cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp sức lao động của mình trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.

Dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch lần thứ 2 tại nhiều nước trên thế giới, sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động tại Việt Nam.

Cần nghiên cứu xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp cần thực hiện. Trong đó, cần nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của dịch Covid-19 nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Cùng với đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là những ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải.

Về phía doanh nghiệp và người lao động, cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới sau khi xảy ra dịch Covid-19 để đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu lao động trong xã hội.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối thoại với 300 công nhân lao động về các chính sách xã hội

Chiều 15/5, Liên đoàn Lao động huyện Phú Vang phối hợp Công đoàn Khu kinh tế Công nghiệp (KTCN) tỉnh tổ chức hội nghị “Đối thoại Tháng 5” với công nhân lao động trên địa bàn huyện Phú Vang. 300 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động trên địa bàn huyện tham gia.

Đối thoại với 300 công nhân lao động về các chính sách xã hội
Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024

Trong Tháng Công nhân, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Nhiều công đoàn cơ sở tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao mang đến món quà tinh thần cho đoàn viên, người lao động; thăm hỏi động viên và trao hỗ trợ cho những đoàn viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024

TIN MỚI

Return to top