ClockThứ Bảy, 10/10/2020 15:26

Những người “truyền lửa” ở A Lưới

TTH - Thay vì phát triển BHXH bắt buộc, BHXH huyện A Lưới lại chọn BHXH tự nguyện là “mũi nhọn”. Nhờ xác định “đúng, trúng” định hướng, huyện A Lưới dẫn đầu toàn tỉnh về chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện không còn xa lạ

Chị Hồ Thị Hoa vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện

Là người “đứng mũi chịu sào” về công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, Giám đốc BHXH huyện A Lưới Nguyễn Văn Hiển xác định, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc rất khó khăn. Bởi lẽ, nhóm đối tượng này, khối cơ quan Nhà nước đang thực hiện tinh giảm biên chế; các đơn vị hành chính sáp nhập theo địa giới hành chính từ 20 xã, 1 thị trấn nay giảm xuống còn 17; các doanh nghiệp đều nhỏ và siêu nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hoạt động cầm chừng không có hiệu quả.

Theo phân tích của ông Hiển, nhóm đối tượng xin hưởng trợ cấp BHXH 1 lần đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện cũng được BHXH huyện hướng đến. Họ còn trẻ, chưa suy nghĩ thấu đáo đến tương lai, chỉ nhìn cái lợi trước mắt nên khi đến cơ quan BHXH nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần, BHXH huyện tư vấn, giải thích ngay. “Nếu “ca” nào khó quá, tui cũng xuất hiện để thuyết phục, vận động. Nhiều người khi đến cứ nằng nặc đòi nhận 1 lần, sau một hồi lại thay đổi thái độ luôn. Người thì đồng ý tham gia tiếp BHXH tự nguyện để được liên tục, người thì chốt sổ để đó vài năm đóng tiếp. Đến bây giờ, bản thân tôi đã vận động được 20 trường hợp”, ông Hiển cho biết.

Chị Hồ Thị Hoa, người dân tộc Pa cô, đại lý thu BHXH ở xã A Roàng, chia sẻ: Khi biết có chính sách BHXH tự nguyện, mình vận động bà con dân tộc Pa cô, Tà ôi, Cơ tu, Pa hy tham gia. Ngặt nỗi là họ thường đi làm rẫy ở xa, có khi cả tháng mới về nhà. Người dân tộc, họ làm chòi ở lại trên rẫy để tiện cho việc sản xuất canh tác. Chòi nọ cách chòi kia cả quả đồi nên để vận động được một người tham gia gian khổ lắm! Phải đi bộ hàng cây số đường rừng mới gặp được bà con.

Kinh nghiệm của Hoa là tranh thủ vận động tham gia BHXH mọi lúc và mọi nơi theo kiểu “mưa lâu, thấm đất”. Đi đâu có dịp là Hoa tiếp cận đối tượng ngay, thỏ thẻ giải thích, vận động.  Ai nói “chưa thông” thì gửi lại tờ rơi để tranh thủ cầm về nhà đọc nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Rất nhiều đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của Hoa bắt đầu từ đó.

A Lưới hiện có 1 đại lý thu BHXH của Bưu điện và 18 đại lý thu BHXH thuộc UBND các xã và thị trấn với 44 nhân viên. Chúng tôi có dịp tiếp xúc nhiều người trong số họ và cảm nhận đầu tiên đó là những người có năng lực, nhiệt tình và am hiểu về chính sách BHXH, gần gũi với bà con, có khả năng thuyết trình tốt khi vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Ở huyện A Lưới, việc tiếp tục phát huy vai trò, uy tín của UBND xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, vận động, người dân tham gia BHXH tự nguyện đã tạo chuyển biến tích cực. BHXH huyện còn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Toàn huyện đến tháng 8/2020 đã có số người tham gia BHXH tự nguyện tăng gần 400 người so với năm 2019.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Nguyễn Văn Hiển cho rằng: Phải hiểu được địa bàn, nắm chắc đặc điểm của mỗi nhóm đối tượng để tuyên truyền cho hiệu quả. BHXH huyện không tuyên truyền dàn trải mà chỉ “ngắm” đến từng nhóm một trên cơ sở rà soát, phân loại với nguyên tắc “dễ trước - khó sau”, từ những đối tượng đã tham gia tiếp tục tạo hiệu ứng, lan tỏa dần trong xã hội.

Bài, ảnh: PHẠM THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top