ClockThứ Ba, 18/02/2020 09:49

“Thư tay, tin được không”

TTH - Cô gái nói điều ấy với bạn, khi những ngón tay mềm mại vẫn lướt đi trên khuôn mặt tôi. “Rứa a?” là tiếng của cô gái ngay bên cạnh, cũng đang bận rộn với những tiếng vỗ nhè nhẹ. Họ còn trẻ, và đang kể với nhau câu chuyện về ngày 14/2.

Lưu giữ tình yêu

Dù không cố ý, nhưng chuyện của hai cô gái, có lẽ bằng hoặc nhỉnh hơn con gái đầu chút xíu vẫn lan vào tôi trong không gian bé xíu, với tiếng nhạc rất nhỏ vọng ra từ góc phòng. “Em ngạc nhiên dễ sợ. Lâu chừ mới đọc được thư tay luôn. Thì trong nớ cũng là tỏ bày, chúc valentinday đồ rứa… Em đọc mà không biết nên nói răng luôn. Thiệt, lâu chừ có khi mô nói điều chi bằng chữ trên giấy mô. Nhắn FB, zalo khỏe re. Khi gặp lại, anh nớ hỏi em răng không hồi đáp, em à ừa cho có rồi nói đang suy nghĩ…”

“Ngôn tình hỉ - cô gái bên cạnh nói – chị e từ khi đi học đến chừ chưa nhận được thư tay mô cả. Mà đúng là có chi thì nhắn luôn, hoặc gọi nói luôn cho khỏe. Thời mô rồi trời? Ờ nhưng lâu lâu có chi là lạ rứa cũng vui..”

Tôi thả trôi vào tiếng nhạc phát ra từ góc tường, rồi tự mình bận rộn khi nghĩ, con gái mình cũng như các cô gái này, toàn kết nối qua điện thoại. Có lẽ đó cũng là điều giải thích cho một sự thay đổi, thậm chí là delete luôn một cầu nối giữa mọi người ở mọi không gian, thời gian và biên độ bằng cách gửi đi một lá thư. Đương nhiên là cách thức của hiện tại đang thắng, khi mọi thứ được giao tiếp ngay và luôn. Kể cả những trạng thái cũng được thay thế bằng những nhãn dán buồn vui giận hờn và hơn cả thế. Không biết còn bao nhiêu % những người trẻ chạm đến cảm xúc khi đọc những câu chữ được gửi đến mình bằng con chữ trên giấy? Không biết chúng có làm các bạn ấy ngạc nhiên như hai cô gái ở spa? Bao nhiêu người sẽ nói “rảnh hỉ” hoặc “rỗi hơi”, “vẽ chuyện”?

Mà người ẩn danh – cậu trai ẩn danh trong câu chuyện của hai cô gái – theo tôi thật dễ thương. Dễ thương ngay cả khi đó là một phút ngẫu hứng, hoặc là cách mà cậu đã chọn để bày tỏ, chia sẻ tình cảm với người mà cậu thương. À nhưng mà những điều đó chỉ thuộc về chúng tôi, những người đã vào tuổi trung tuần với những năm tháng mà gần như mọi thứ đều được thể hiện bằng câu chữ được ghi trên giấy.

Về nhà khi đã tối muộn, cô con gái đang học cuối cấp ngẩng lên chào, hỏi han dăm ba câu, dọn cơm cho mẹ rồi vừa ngồi cạnh mẹ, vừa hý hoáy trả lời tin nhắn trong nhóm chat. Hỏi con có biết cách biên thư không, con gái hơi đứng hình rồi nhoẻn cười: “Cơ bản được, mẹ. Mà không rành thì con lên hỏi Google. Nhưng mẹ hỏi cho vui rứa thôi chớ bây chừ có ai gửi thư cho nhau đâu mẹ. Ví như con chịu khó đi nữa, chắc cũng không ai trả lời con mô. Có khi chúng lại buôn chuyện cho nhau về cái sự rảnh á mẹ..”.

Nguyễn Hà Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho gia đình liệt sĩ

Sáng 4/6, thừa uỷ quyền của Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho gia đình bà Huỳnh Thị Hồng là con gái liệt sĩ Huỳnh Nhã, ở tổ dân phố Lương Viện, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang.

Khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho gia đình liệt sĩ
Tia nắng

- Hay mình trồng cây hoa giấy trước hiên, vừa tỏa bóng mát vừa có hoa để ngắm anh nhỉ?

Tia nắng
Yêu thương giản đơn

Tôi thường ngồi làm việc ở quán cà phê nhỏ bên trong Thành Nội, nơi đây mỗi sáng thường đón hai vị khách đặc biệt. Đó là đôi vợ chồng đã ngoài tám mươi tuổi. Người chồng có dáng đi tập tễnh do di chứng của một lần tai biến, còn người vợ bị điếc nhẹ. Họ thường đến quán uống cà phê sau khi hoàn thành cuốc đi dạo bộ mỗi buổi sáng.

Yêu thương giản đơn
Cha mẹ đồng hành cùng con

Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Phụ nữ Thừa Thiên Huế trên hành trình khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số”, chiều 28/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Ngày hội “Cha mẹ đồng hành cùng con” năm 2024.

Cha mẹ đồng hành cùng con
Return to top