ClockChủ Nhật, 14/05/2023 06:54

Tiktoker Huế quảng bá du lịch Cố đô

TTH - Theo số liệu thống kê từ Tiktok, tính đến 23/4/2023, hashtag #hue đạt 1,2 tỷ lượt xem, hashtag #hellohue đạt 24,8 triệu lượt xem, hashtag #huecity đạt 33,8 triệu lượt xem… Những video chia sẻ địa điểm du lịch và ẩm thực Huế từ du khách trong, ngoài nước và các Tiktoker Huế ngày càng xuất hiện nhiều trên nền tảng này.

Quảng bá, giới thiệu du lịch Huế tại Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2023Phối hợp tốt hơn trong quảng bá du lịchQuảng bá, kết nối du lịch Huế tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng

leftcenterrightdel
 Tiktoker Thanh Hiền đang gặp gỡ nghệ nhân làng hương Thủy Xuân (TP. Huế)

Xây dựng phong cách riêng

Với ưu điểm thời lượng ngắn, âm nhạc trendy, thông tin súc tích, Tiktok đang trở thành mạng xã hội chia sẻ video hàng đầu thế giới. Theo theverge.com, 40% giới trẻ sử dụng Tiktok hoặc Instagram thay cho Google Search và Google Maps khi cần tìm địa điểm ăn uống, vui chơi.

Hòa cùng xu thế thời đại, giới trẻ Huế đang ngày càng quan tâm hơn đến Tiktok. Các Tiktoker nổi bật đến từ Cố đô có thể kể đến, như: Yêu ẩm thực Huế thương (59.6K follower), Thanh Hiền (28.8K follower), Ăn sập Huế (328.4K follower), Review Huế (tuanvu75hue, 110.8K follower), Huế OKLM (24.4K follower), Trân ơi (38.2K follower), Review Huế (reviewhue75, 29.4K follower), Eating wih Changchang (16.5K follower), Huế ăn chi (39.6K follower), Minh Mít Rênn, Thảo ơi! Huế ăn chi... (số liệu đến ngày 27/4/2023).

Cùng với cộng đồng Tiktoker Việt Nam và thế giới, các Tiktoker xứ Huế đang giúp bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của Cố đô.

Mỗi Tiktoker đều cố gắng xây dựng cho mình một phong cách riêng, để lại dấu ấn trong lòng người xem. Thanh Hiền với hình ảnh cô gái Huế dịu dàng và giọng nói ngọt ngào, ấm áp; Yêu ẩm thực Huế thương với những video chỉn chu, màu sắc tươi sáng, sống động; Ăn sập Huế với những hoạt cảnh, thử thách vui nhộn; tuanvu75hue hài hước và thân thiện…

leftcenterrightdel
 Chủ kênh Tiktok Yêu ẩm thực Huế thương trò chuyện với một người bán xôi dừa gánh

Các Tiktoker đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt để tạo nên chuỗi video chất lượng,  từ lên ý tưởng, viết kịch bản, chọn người mẫu, trang phục, trang điểm, quay, dựng, đến liên kết với các nền tảng khác để tăng độ phổ biến… Tiktoker Thanh Hiền (tahixi) chia sẻ, bạn đến với Tiktok là vì sự thú vị của nền tảng này và tình yêu dành cho nền ẩm thực quê nhà. Hiền không đặt nặng vấn đề thu nhập và hạn chế nhận booking để giữ được tính khách quan cho những video review.

Lợi thế là… người Huế

Những Tiktoker người Huế có một lợi thế rất lớn so với Tiktoker ngoại tỉnh và quốc tế, đó là vị trí “thổ địa” không thể thay thế. Thời gian, kiến thức và kinh nghiệm sống tại Huế của họ sẽ đưa người xem đến từng ngõ ngách “thâm sơn cùng cốc” của Cố đô. Từ đầu năm 2022 đến nay, tận dụng sự lan tỏa mạnh mẽ của nền tảng, các Tiktoker xứ Huế đã giúp những món ăn đang trên “bờ vực thất truyền” của Huế như bánh đúc mật, xôi bánh dày, bánh cuốn tôm chua… được đông đảo bạn trẻ biết tới và tìm đến thưởng thức, ủng hộ, đem lại thu nhập cho những gánh hàng rong đang lao đao.

Chất giọng địa phương là điểm bất lợi, nhưng đồng thời cũng là ưu thế. Giọng Huế khó nghe cho người xem miền Nam, miền Bắc nhưng lại đem lại cảm giác gần gũi, dễ thương. “Thật ra vấn đề này mình cũng đã nghe nhiều người nói rồi, người ngoài họ sẽ khó nghe được giọng Huế. Mình cũng nói rặt Huế nhưng mình sẽ chuyển những từ mô, tê, răng, rứa qua tiếng phổ thông và chèn phụ đề vào video để mọi người có thể dễ hiểu hơn”, Thanh Hiền chia sẻ. Còn được đặt câu hỏi có nên chuyển qua giọng phổ thông khi làm video Tiktok hay không, bạn Vân, chủ kênh Tiktok Yêu ẩm thực Huế thương, hiện đang sinh sống tại Hàn Quốc trả lời: “Mình nghĩ việc Tiktoker đổi giọng để xây dựng kênh là do đối tượng khán giả mà họ hướng đến. Mình vẫn muốn giữ giọng Huế và đối tượng mình hướng tới là những người dân địa phương hay những người Huế xa quê như mình”.

Có thể thấy một thực trạng nữa là, thị trường Tiktok miền Trung không sôi động và bùng nổ như miền Nam hay miền Bắc, do bản tính dè dặt và ngại nổi bật trước công chúng. Nhưng điều đáng mừng là hiện nay thuật toán của Tiktok đang ưu tiên những thông điệp có chiều sâu, nội dung phong phú, đa dạng và có giá trị quảng bá du lịch địa phương. Từ đó, các Tiktoker miền Trung đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường Tiktok trong nước. “Mình đã được đi nhiều nơi, giao thoa với nhiều nét văn hoá và làm việc trong lĩnh vực social marketing gần 10 năm nên rất tự tin về sự phát triển của kênh. Mình sẽ khai thác yếu tố truyền thống song song với hiện đại để tạo nên sức hấp dẫn và mới lạ cho đề tài ẩm thực xứ Huế. Mình mong muốn Huế sẽ có ngày càng nhiều Tiktoker nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong thời gian tới” - Vân chia sẻ.

Bài, ảnh: Thục Đan
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Du lịch Cố đô: Thiên thời, địa lợi nhân hòa

Thừa Thiên Huế là một vùng đất hội tụ cả 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển thành một trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam và khu vực. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới và du lịch càng có cơ hội để khẳng định thế mạnh.

Du lịch Cố đô Thiên thời, địa lợi nhân hòa
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2: Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

Bên cạnh việc lan tỏa ra thị trường đến rộng rãi hơn với bạn đọc không những trong nước mà xa hơn là quốc tế, những ấn phẩm Tủ sách Huế về lâu dài cần được nhân rộng số lượng phát hành thông qua hình thức xã hội hóa. Xa hơn cũng cần tính toán để Tủ sách Huế thích ứng với quá trình chuyển đổi số để mọi người dễ tiếp cận. Đây là hiến kế của các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản khi bàn về đường hướng phát triển Tủ sách Huế không chỉ trong tương lai, mà cần hành động ngay từ bây giờ.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 2 Muốn lan tỏa, thôi phụ thuộc ngân sách

TIN MỚI

Return to top